banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Chloroform gây ra những ảnh hưởng gì đối với cơ thể?

1 Đánh giá
2023-01-14 08:51:17  -   Tài liệu

Chloroform từ lâu đời đã được biết đến là chất gây mê khi phẫu thuật nhưng do có nhiều tác dụng bất lợi mà hiện nay nó không còn được dùng nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của Chloroform đối với cơ thể qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn nguy cơ gây nhiễm độc Chloroform 

Chloroform có thể được thải ra ngoài không khí từ các hoạt động sản xuất của khu công nghiệp từ các nhà máy giấy và bột giấy, các bãi chất thải, bãi chôn lấp. Nó còn phát sinh từ quá trình khử trùng nước uống, nước thải và bể bơi từ khí clo.

Ngoài ra, Chloroform cũng có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm và đồ uống. 

Nguồn nhiễm độc Chloroform

2. Tác hại của Chloroform đối với cơ thể

2.1. Ngộ độc cấp tính

- Triệu chứng tiếp xúc cấp tính với cloroform đường hô hấp chủ yếu là suy nhược hệ thần kinh. Khi tiếp xúc ở nồng độ rất cao 40.000 ppm có thể gây tử vong, ở nồng độ từ 1.500 - 30.000 có thể gây mê và nồng độ thấp hơn.

- Tác dụng ghi nhận ở người tiếp xúc với chloroform qua gây mê bao gồm:

+ Thay đổi nhịp hô hấp.

+ Ảnh hưởng đến tim, gan, thận.

+ Buồn nôn và nôn.

- Theo các thí nghiệm liên quan đến sự phơi nhiễm cấp tính của động vật cho thấy Chloroform có mức độ cấp tính thấp khi phơi nhiễm qua đường hô hấp và cấp tính mức độ trung bình khi tiếp xúc qua đường miệng.

Triệu chứng ngộ độc Cloroform

2.2. Ngộ độc mãn tính

Tiếp xúc mãn tính với cloroform qua đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan sau:

- Gan: Viêm gan, vàng da,

- Hệ thần kinh trung ương: Trầm cảm, khó chịu.

- Trên động vật cũng thấy gây tổn thương trên thận.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ sinh sản

Chưa có nhiều nghiên cứu về độc tính của Chloroform đối với hệ sinh sản và phát triển của con người. Nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có thể ảnh hưởng đến hệ sinh sản khi tiếp xúc qua đường hô hấp như:

- Làm giảm tỷ trọng của thai nhi, biến dạng bào thai.

- Giảm khả năng thụ thai, tăng tỷ lệ tinh trùng bất thường.

Vì vậy mà trong thời gian mang thai, người mẹ nên tránh tiếp xúc với loại hóa chất này.

2.4. Nguy cơ ung thư

Chưa có thông tin về bệnh ung thư ở người hay động vật sau khi hít phải chloroform. Theo các nghiên cứu về dịch tễ có thấy mối liên quan giữa ung thư ruột già, trực tràng với các thành phần nước uống chứa clo, bao gồm cả chloroform. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về nước chứa chloroform.

Trên động vật, nó đã được chứng minh có khả năng làm gia tăng các khối u ở thận và gan sau khi tiếp xúc qua đường miệng.

EPA đã xếp loại nó vào nhóm chất có thể gây ung thư ở người thuộc nhóm B2. Loại hóa chất này có khả năng gây ung thư cho con người bằng tất cả các con đường tiếp xúc trong điều kiện phơi nhiễm cao nhưng không có khả năng gây ung thư cho con người bằng bất kỳ con đường tiếp xúc nào trong điều kiện phơi nhiễm. 

3. Cách xử trí khi bị tai nạn với Chloroform

Nếu vô tình bị dính hóa chất, bạn có thể xử lý chúng theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

 - Đối với trường hợp tiếp xúc với mắt (bị văng, dây vào mắt): TIến hành rửa mắt với một lượng nước lớn tối thiểu trong vòng 15 phút khi liên tục đẩy mí mắt lên trên hoặc xuống dưới. Liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

- Đối với trường hợp tiếp xúc với da: Khẩn trương cởi bỏ hết quần áo, giày dép,... bị hóa chất bắn vào. Sau đó, rửa thật kỹ một lượng nước lớn trên vùng da bị dính phải, ít nhất phải trong vòng 15 phút và đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử trí. Quần áo dính phải hóa chất nếu muốn tái sử dụng lại cần phải giặt sạch chúng. 

- Đối với trường hợp tiếp xúc với hóa chất độc hại qua đường hô hấp như hít phải khí độc: Di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. Nếu bệnh nhân thấy khó thở, hãy khai thông đường thở, cho thở bằng oxy, hô hấp nhân tạo. Giữ bệnh nhân thật thoải mái rồi chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu. 

- Đối với trường hợp chẳng may ăn hoặc nuốt nhầm hóa chất: Lưu ý không được gây nôn, không cho bất cứ vật gì vào miệng mà hãy cho bệnh nhân uống thật nhiều nước. Sau đó, chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất để được chữa trị. 

Cách xử trí khi bị nhiễm độc Cloroform

4. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc Chloroform

Chloroform có thể gây ra những bất lợi đối với người sử dụng khi tiếp xúc hoặc hít phải. Vì vậy mà mỗi người nên chủ động có những biện pháp phòng tránh.

- Bảo quản: Tuân thủ đúng quy định nghiêm ngặt về bảo quản, đóng gói và lưu trữ, để nơi thoáng mát, tránh nhiệt và phản ứng do tiếp xúc. 

- Kỹ thuật: Đảm bảo vật tư, trang thiết bị bảo hộ lao động. Lắp thêm quạt thông khí, tủ an toàn sinh học,...

- Rửa tay, vệ sinh chân tay sau mỗi lần sử dụng.

Hy vọng bài viết trên cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu thêm về những ảnh hưởng bất lợi của Cloroform đối với sức khỏe và có những biện pháp xử trí khi gặp phải tình trạng ngộ độc.

=> Xem thêm: Chloroform (CHCl3) là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống?

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951