Với những người mới bắt đầu làm quen với môn hóa học thì có lẽ còn bỡ ngỡ về khái niệm chuẩn độ hay dung dịch chuẩn độ. Vậy chuẩn độ và dung dịch chuẩn độ là gì, cách điều chế ra sao, và nó có ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực? Hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Chuẩn độ là một thuật ngữ trong thí nghiệm chỉ kỹ thuật phân tích cho phép người thực hiện có thể xác định được định lượng của một chất hòa tan (cần phân tích) trong mẫu.
Kỹ thuật chuẩn độ được dựa trên những phản ứng hoàn toàn của chất hòa tan (chất cần phân tích) và thuốc thử (một dung dịch chuẩn độ) với nồng độ đã biết được thêm vào mẫu một cách từ từ.
Chất cần phân tích + Thuốc thử (Dung dịch chuẩn độ) → Sản phẩm của phản ứng
Dung dịch chuẩn độ là thuật ngữ chỉ các dung dịch đã biết chính xác nồng độ và được sử dụng để xác định nồng độ của các dung dịch khác. Nghĩa là dung dịch chuẩn độ được coi như thuốc thử để phản ứng với những dung dịch khác cần xác định nồng độ.
Thông thường thì nồng độ của dung dịch chuẩn được hiển thị bằng nồng độ đương lượng gam (N) và nồng độ mol (M) (số đương lượng gam và số mol của chất tan trong 1000ml dung dịch).
Dung dịch chuẩn độ được phân loại như sau:
- Căn cứ vào độ chính xác: Chất chuẩn gốc (chất chuẩn sơ cấp) và chất chuẩn thứ cấp.
- Căn cứ vào dạng tồn tại: Chất chuẩn nguyên chất, hỗn hợp chuẩn, mẫu chuẩn, chủng vi sinh chuẩn, khí chuẩn.
- Căn cứ vào chức năng và mục đích sử dụng: Chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia, chất chuẩn sản xuất.
Dung dịch chuẩn độ được coi như thuốc thử
- Phản ứng Axit/ Bazơ: Loại phản ứng được dùng phổ biến nhất. Được dùng trong một số trường hợp như: Chuẩn độ hàm lượng axit trong sữa, rượu, tương cà; Hàm lượng axit vô cơ,...
- Các phản ứng kết tủa: Được dùng trong một số trường hợp như: Chuẩn độ hàm lượng muối trong khoa chiên, tương cà và các loại thức ăn; Hàm lượng bạc trong đồng xu; Hàm lượng sunfat trong nước khoáng hay bể mạ điện;...
- Các phản ứng oxy hóa - khử: Được dùng trong trường hợp chuẩn độ hàm lượng đồng, crôm, niken trong các bể mạ điện.
- Các phản ứng tạo phức: Dùng trong các trường hợp như: Chuẩn độ hàm lượng canxi trong sữa, phô mai; Phân tích các thành phần của xi măng;...
- Phản ứng tạo kết tủa keo: Dùng trong các trường hợp như: Chuẩn độ hàm lượng chất hoạt động bề mặt mang điện tích âm trong các loại nước giặt, bột giặt, các dung dịch tẩy rửa;...
Phản ứng Axít/ Bazơ là loại phản ứng được dùng phổ biến nhất
- Chuẩn độ là một kỹ thuật truyền thống nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp kiểm nghiệm và hiệu chuẩn sản phẩm của các ngành công nghiệp.
- Chuẩn độ được ứng dụng vào trong rất nhiều ngành nghề như: Sản xuất xe ô tô; năng lượng, điện tử, chất nổ, chất tẩy rửa, hóa mĩ phẩm, thực phẩm và đồ uống, sản phẩm nhựa, in ấn (xuất bản, vật liệu xây dựng,... và cả y tế.
- Phương pháp chuẩn độ được dùng để kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa thiết yếu. Và trên thực tế đã có rất nhiều mặt hàng như thuốc, thực phẩm chức năng, hóa mĩ phẩm, thực phẩm chế biến sẵn,... kém chất lượng đã được phát hiện nhờ phương pháp này.
Chuẩn độ được ứng dụng vào trong rất nhiều ngành sản xuất
Cách 1: Pha chế từ chất gốc
- Xác định lượng hóa chất gốc cần cho quá trình điều chế dung dịch chuẩn độ.
- Sử dụng cân phân tích có độ chính xác 0,1mg để cân chỉnh lượng chất gốc đã xác định ban đầu.
- Hòa Hòa tan và đưa vào bình định mức có thể tích bằng với lượng dung dịch chuẩn độ cần điều chế, rồi từ từ cho thêm dung môi tới vạch.
Cách 2: Pha chế từ chất không phải chất gốc
- Tiến hành điều chế dung dịch có nồng độ gần đúng (làm tương tự như cách pha chế dung dịch chuẩn độ từ chất gốc).
- Xác định nồng độ chính xác của dung dịch được điều chế ở trên bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn gốc thích hợp.
Cách 3: Pha chế từ ống chuẩn
- Ống chuẩn là ống mà bên trong đã chứa sẵn một lượng thuốc thử chính xác ở dạng lỏng hoặc rắn.
- Với cách pha chế này bạn chỉ cần đưa toàn bộ thuốc thử trong ống chuẩn vào bình dịnh mức có dung tích 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch. Như vậy là được 1 lít dung dịch chuẩn có nồng độ tương ứng với nồng đã đã ghi trên nhãn của ống chuẩn.
Cách 4: Pha chế từ dung dịch có nồng độ lớn hơn
- Trước tiên phải chuẩn bị dung dịch có nồng độ cao phù hợp để điều chế.
- Sử dụng các dụng cụ đo lường để lấy chính xác lượng dung dịch có nồng độ cao cần dùng.
- Cho lượng dung dịch đã lấy bình định mức có thể tích tương ứng với lượng dung dịch chuẩn cần điều chế rồi từ từ bỏ thêm dung môi cho đến vạch.
Có 4 cách để pha chế dung dịch chuẩn độ
Trên đây là những kiến thức thú vị về chuẩn độ và dung dịch dịch chuẩn độ mà LabVIETCHEM cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng rằng nội dung bài viết đã đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ chuẩn độ trọng nghiên cứu.
Còn điều gì thắc mắc về chuẩn độ hay có nhu cầu mua các dung dịch chuẩn độ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website LabVIETCHEM hoặc gọi tới số hotline 0826.020.020 để được tư vấn trực tiếp nhé!
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá