Đối với các designer hay những người làm việc trong ngành in ấn thì hệ màu CYMK là cái tên quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, với những người không có chuyên môn này thì không phải ai cũng biết CYMK là gì? Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin liên quan đến CYMK trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé.
CYMK là gì?
Từ CMYK là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ bảng màu loại trừ được sử dụng trong in ấn. Khi dùng bảng màu CYMK để in ấn, độ lệch màu sẽ thấp hơn nhiều so với việc dùng hệ màu RGB.
Cơ sở của mô hình màu này là trộn các chất màu, bao gồm:
C = Cyan: Nghĩa là màu xanh lơ, xanh cánh chả.
M = Magenta: Nghĩa là màu cánh sen hay màu hồng sẫm.
Y =Yellow: Nghĩa là màu vàng.
K = Key: Nghĩa là màu đen. Theo tiếng Anh, Black là đen nhưng vì chữ B đã dùng cho màu xanh lam – Blue trong hệ màu RGB nên màu đen sử dụng chữ cái K để làm ký hiệu.
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là dựa trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Muốn thay đổi màu trong hệ CMYK thì không dùng cách tăng thêm ánh sáng mà bản thân màu CMYK sẽ tự loại bỏ đi ánh sáng đi từ ánh sáng gốc để thay đổi thành các màu sắc khác nhau.
Sự phối màu trong hệ CYMK cụ thể như sau:
- Màu hồng kết hợp với màu vàng sẽ tạo ra màu đỏ.
- Màu hồng cánh sen kết hợp với màu xanh lơ sẽ tạo ra màu xanh lam.
- Màu xanh lơ kết hợp với màu vàng sẽ tạo ra màu xanh lá cây.
- Màu xanh lơ, cánh sen kết hợp với màu vàng sẽ tạo ra màu đen.
Tuy nhiên, màu đen được tạo thành từ việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự đen tuyệt đối nên khi dùng trong in ấn, nó sẽ không đảm bảo độ chính xác. Vì vậy, người ta thường dùng thêm mực đen để bổ sung vào các màu gốc loại trừ trong hê CYM. Nhờ vậy mà kết quả in cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao.
- Tiết kiệm mực in: Bằng việc phối trộn 3 màu C, M và Y theo tỉ lệ 1:1:1, chúng ta có thể tạo ra màu đen. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là sẽ gây tốn rất nhiều mực in và màu đen tạo ra cũng không có sắc đen tuyệt đối. Trong khi đó, hệ màu CMYK đã được bổ sung thêm 1 hộp màu đen và điều này sẽ giúp tiết kiệm mực in, kéo theo việc tiết kiệm được chi phí sản xuất.
- Tăng độ chân thực cho hình ảnh, chữ được in ra và dễ dàng chọn được màu in phù hợp: Màu RGB dùng cho thiết kế trên máy tính có sự chênh lệch lớn với màu CMYK trong in ấn sẽ khiến hình ảnh thực tế bị sai lệch. Vì vậy, việc sử dụng hệ màu CMYK sẽ tăng tính chân thực cho màu sắc của sản phẩm. Hơn nữa, khách hàng có thể thoải mái pha trộn cũng như lựa chọn màu sắc phù hợp với độ chính xác cao hơn khi sử dụng hệ màu CMYK.
Cách chuyển đổi từ hệ RGB của thiết kế sang hệ CYMK của in ấn
Trong thiết kế, in ấn, hệ màu CYMK hay RGB có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, màu sắc của sản phẩm sau khi in ra. Tuy nhiên, hệ màu dùng cho thiết kế lại là RGB, còn màu dùng cho in ấn là hệ CYMK. Vì vậy, trước khi in, người ta cần thực hiện việc chuyển đổi màu từ hệ RGB sang hệ CYMK.
Để chuyển đổi từ hệ màu RGB sang CMYK, người ta sử dụng các giá trị trung gian CYM.
- Các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như là vector sẽ được mã hóa bởi các con số trong máy tính và bắt đầu chuyển đổi. Cụ thể như sau:
tCMYK = {C, M, Y, K} là bốn phần tử CMYK trong đoạn [0.100] 4.
tCMY = {C', M', Y'} là ba phần tử CMY trong đoạn [0,255]3
tRGB = {R, G, B} là ba phần tử RGB trong đoạn [0,255]3
- Để thực hiện việc chuyển đổi, máy tính cần được thiết lập chuyển đổi hệ màu RGB thành CMY, sau đó từ hệ màu CMY chuyển sang thành CMYK và in lên các sản phẩm in.
Chuyển: tRGB = {R,G,B}, sau đó chuyển đổi thành CMY: tCMY = {C',M',Y'} = {(255 − R), (255 − G), (255 − B)}
- Các bạn có thể thực hiện theo quy trình sau:
+ Đối với phần mềm Adobe Photoshop: Sau khi thực hiện việc mở ảnh, bạn chọn Image -> Mode -> chọn chuyển sang hệ màu CMYK.
+ Đối với phần mềm Adobe Illustrator: Kích chuột vào thanh menu chọn File -> Document Color Mode -> chọn chuyển sang hệ màu CMYK.
Trên đây là các thông tin về hệ màu trong in ấn CYMK là gì? Cách chuyển đổi từ hệ RGB của thiết kế sang hệ CYMK của in ấn ra sao. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn với bài viết này và chúng tôi rất hy vọng có thể nhận thêm các đóng góp, ý kiến của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xem thêm:
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá