Theo Hiệp hội Thăm dò địa chất Mỹ, đất hiếm có vai trò “cực kỳ quan trọng” cho các ngành công nghiệp và sản xuất vũ khí. Vậy đất hiếm là gì? Việt Nam có đất hiếm không? Đất hiếm giá bao nhiêu? Để trả lời được những câu hỏi này, các bạn hãy dành ra ít phút để theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt thuộc nhóm nguyên tố hiếm với 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng có hàm lượng ít trong vỏ Trái Đất và khó có thể tách ra thành từng nguyên tố riêng biệt.
17 nguyên tố hiếm ở đây là : Xeri (Ce), dysprosi (Dy),scandi (Sc), ytterbi (Yb), neodymi (Nd), praseodymi (Pr), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), terbium (Tb), thuli (Tm), lantan (La), luteti (Lu), promethi (Pm), samari (Sm) và yttri (Y).
Hiện nay, Trung Quốc là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất Thế giới.
Đất hiếm có thực sự hiếm không
Theo tờ Guardian, đất hiếm thực ra không quá hiếm như tên gọi. Chúng có thể có mặt ở khắp mọi nơi trên bề mặt vỏ Trái Đất. Ví dụ như Cerium là nguyên tố có nhiều nhất với hàm lượng 68 phần triệu (ppm - part per million), Thulium và Lutetium là 2 nguyên tố có ít nhất cũng có hàm lượng cao gấp 200 lần hàm lượng vàng hiện nay. Chỉ có Promethium là hiếm nhất, chỉ có khoảng 570g trong toàn bộ lớp vỏ Trái Đất. Tuy nhiên Promethium hầu như chỉ được sử dụng trong một số thí nghiệm khoa học và con người có thể sản xuất nhân tạo với số lượng lớn.
Vậy tại sao lại gọi là đất hiếm? Nguyên nhân là vì việc trích xuất nguyên tố đất hiếm từ quặng thô rất khó khăn và tốn nhiều chi phí vì hiếm khi chúng tập trung một chỗ với trữ lượng đủ lớn để khai thác đạt được hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, hoạt động khai thác có thể tàn phá môi trường và đặt hệ sinh thái vào thế nguy hiểm khi thải ra các sản phẩm phụ gốc kim loại làm ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy mà các quốc gia phương Tây rất hạn chế cấp phép khai thác trong nước.
Đất hiếm được gọi là "vitamin của nền công nghiệp hiện đại" bởi nó là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện điện tử, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, y khoa, giao thông vận tải, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự,…..Cụ thể như sau:
- Dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu - một phần quan trọng của máy phát điện, máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng, ổ đĩa, motor nhỏ, bất cứ loại loa nào phát ra âm thanh,…
- Chế tạo các loại đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình.
- Là chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường.
- Sử dụng làm vật liệu siêu dẫn. Trong các ứng dụng quang điện, các ion đất hiếm được sử dụng như vật liệu phát quang.
- Các nguyên tố như cerium, lanthanum và lutetium được sử dụng để đánh mặt kính và thêm màu sắc cho kính.
- Dùng trong sản xuất ống nhòm và là chất phụ gia làm giảm phát thải trong hệ thống khí thải xe hơi.
Một số ứng dụng của đất hiếm
- Đất hiếm được bổ sung thêm vào phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng. Ngoài ra đã có một số thử nghiệm bổ sung thành phần này vào thức ăn chăn nuôi.
- Dùng làm chất diệt mối mọt ở trong các cây mục và bảo tồn các di tích lịch sử.
- Dùng trong công nghệ laser hồng ngoại, phục vụ cho mục đích quân sự.
- Chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.
- Hệ thống điện trên máy bay dùng nam châm vĩnh cửu samarium-cobalt làm từ một loại kim loại đất hiếm để tạo ra dòng điện. Máy bay sử dụng thiết bị truyền động nam châm làm bằng đất hiếm để điều khiển các bề mặt trong quá trình hoạt động. Nam châm samarium-cobalt cũng có vai trò rất quan trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí quân sự khác.
- Các bề mặt phủ gốm chịu nhiệt nhờ vào yttrium oxide - loại đất hiếm ngăn chất chịu lửa zirconia biến đổi hình dạng ban đầu được ứng dụng trên động cơ máy bay để bảo vệ các chi tiết máy bằng hợp kim.
Đất hiếm được sử dụng để sản xuất các thiết bị phẫu thuật, thuốc điều trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc chữa viêm khớp.
Tại Việt Nam, đất hiếm phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc với trữ lượng tiềm năng có thể đứng thứ 3 Thế giới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa khai thác công nghiệp một cách có hiệu quả và chưa xuất khẩu.
Đất hiếm phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc
Các mỏ đất hiếm gốc tập trung chủ yếu ở Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, trong đó, mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe - Lai Châu. Ngoài ra, khu vực ven biển từ Quảng Ninh - Vũng Tàu cũng có một số quặng đất hiếm nhỏ nằm rải rác.
Trên đây là một số thông tin về đất hiếm là gì mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đây là loại khoáng sản chiến lược, là những nguyên tố của tương lai và được nhiều quốc gia coi là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí cả thế kỷ XXII.
Xem thêm:
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá