Trong đời sống, keo silicon được sử dụng phổ biến trong việc kết dính các bề mặt vật liệu, chống thấm và chống bám bụi bẩn hiệu quả. Keo silicon bao lâu thì khô? Có công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về keo silicone qua bài viết dưới đây.
Keo silicone là một loại chất được sử dụng để bít trám và kết dính các bề mặt vật liệu lại với nhau.
Chất này được sản xuất từ silicon nguyên sinh, chất xúc tác và các phụ gia khác.
Trạng thái: Ban đầu keo silicone có dạng hồ lỏng, khi tiếp xúc với không khí sẽ đóng rắn.
Hình 1: Keo silicone
Ứng dụng của keo silicone rất đa dạng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, nhờ vào khả năng bám dính mạnh mẽ và khả năng chống chịu hiệu quả trong môi trường thời tiết khắc nghiệt.
Tùy theo từng đặc điểm, thành phần mà keo silicone được phân chia thành các loại khác nhau.
- Keo silicone trung tính được biết đến với tính chất ít mùi, không chứa axit hoặc các chất độc hại. Với khả năng bám dính tốt, loại keo này thường được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng khác nhau.
- Keo silicon axit, mặc dù có khả năng bám dính vượt trội và lưu hóa nhanh, nhưng thường mang theo mùi hôi khó chịu sau khi sử dụng. Vì vậy, chúng thường được ưu tiên sử dụng cho các công việc thi công ngoài trời.
- Keo silicon gốc acrylic có màu sắc trắng sữa đặc trưng, thường được sử dụng cho việc trám các vết nứt thông thường trên nhiều loại vật liệu như nhựa, gỗ và thép không gỉ. Đây là một lựa chọn phổ biến cho các công trình xây dựng và sửa chữa.
Hình 2: Keo silicon gốc acrylic
- Keo silicon dạng hạt thường được sản xuất ở dạng viên hoặc hạt nhỏ có nhiều kích cỡ khác nhau. Thông thường chúng sẽ có màu trắng đục hoặc vàng. Loại sản phẩm này thường được sử dụng để dán các vật liệu mềm, không yêu cầu độ bám dính quá cao.
- Keo cây silicon có tên gọi khác là keo tăm, có hình dạng cây dài nhỏ, thường có màu trắng trong hoặc vàng. Được sử dụng rộng rãi trong việc chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và các công việc gia đình.
Nhờ đặc tính bám dính cao, chống chịu nhiệt độ, chống thấm ẩm rất tốt, phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau nên keo silicon tính ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, thi công.
Keo silicone có sở hữu đặc tính chống thấm và chống dột rất ấn tượng. Chúng là lựa chọn phổ biến cho các công trình cần tiếp xúc với nước, đặc biệt là trong môi trường thủy sinh, cần kết dính các vết nứt và khe hở.
Với khả năng hiệu quả trong việc bít kín các vết nứt, keo silicon chống dột đã được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Được coi là "bảo bối" không thể thiếu trong cả các công trình lớn và nhỏ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất kết dính tối ưu, việc lựa chọn loại keo silicon chống thấm và chịu nước phù hợp với môi trường cụ thể là rất quan trọng.
Hình 3: Keo silicone bít các vết nứt, chống dột hiệu quả
3.2. Keo silicon dán gỗ
Các hạng mục công trình sử dụng gỗ như cửa, sàn nhà, bàn ghế... có thể hoàn toàn tin tưởng vào việc sử dụng keo silicone để dán gỗ làm vật liệu kết dính. Loại keo này đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về độ bám dính, độ bền và không ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ.
Hình 4: Keo silicon dán gỗ
Có một số loại keo silicone được đánh giá cao về khả năng chống thấm và chống rò rỉ hiệu quả, điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng để dán các vật liệu và dụng cụ từ nhựa. Đặc biệt, keo silicone dán nhựa không chỉ có khả năng chịu nhiệt cao và chịu nóng, mà còn ít co ngót, giúp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm một cách đáng kể.
Một trong những ưu điểm nổi bật của keo silicon dành riêng cho việc dán gạch trong lĩnh vực xây dựng là độ bám dính cực kỳ chắc chắn và khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, nó được xem là sự lựa chọn lý tưởng cho các công trình sử dụng đá hoa cương với kích cỡ lớn.
Hình 5: Keo silicone dán gạch đá
Để dán vật liệu bê tông cần yêu cầu keo có độ bám dính tốt, ít co ngót khi bị tác động bởi thời tiết. Đi cùng với đó là vật liệu sử dụng phải dễ thi công và tiết kiệm thời gian. Chính vì vậy, keo silicone được coi là vật liệu thay thế hữu ích cho các vật liệu cũ như xi măng, hồ dầu,...
- Thời gian khô và đóng rắn của các loại Keo Silicone khác nhau sẽ khác nhau còn phụ thuộc vào loại vật liệu và thành phần hóa học có trong sản phẩm.
- Nhiệt độ và độ ẩm tại vị trí lắp đặt cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian khô và đóng rắn của keo silicone, cũng như độ ẩm còn lại trong vật liệu được kết dính bằng keo silicone. Ví dụ như các khe cửa nhôm kính, gạch, ống nước, sàn phòng tắm.
- Theo quy tắc chung, hầu hết các loại keo silicone sẽ khô trong khoảng từ 1 đến 3 giờ. Tuy nhiên, bạn nên chờ ít nhất từ 10 đến 12 giờ (tốt nhất là 24 giờ) trước khi để các khu vực đã dán tiếp xúc trực tiếp với nước. Sau một ngày, bạn có thể yên tâm rằng hầu hết các loại keo silicone chất lượng cao sẽ đóng rắn hoàn toàn trong hầu hết các điều kiện môi trường.
Hình 6: Thời gian khô keo silicone thường từ 1-3 giờ
Một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay để làm khô keo là sử dụng quạt hoặc đèn phát nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô keo, tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho các công trình nhỏ.
Chú ý: Mặc dù keo có thể chịu được nhiệt độ cao, nhưng trong quá trình bảo dưỡng, nếu tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt, nó có thể gây ra một số điều không mong muốn. Vì vậy, cần phải cẩn thận khi sử dụng máy sấy để thổi keo. Tốt nhất là giữ nhiệt độ ở mức vừa phải để đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình
Thêm vào keo silicone một số chất xúc tác có thể đẩy nhanh quá trình khô. Chúng có vai trò làm giảm thời gian cần thiết cho quá trình khô, từ đó giúp tăng tốc độ tiến độ công trình. Tuy nhiên, khi sử dụng chất xúc tác, cần lưu ý đến liều lượng để đảm bảo quá trình đóng rắn diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Trên đây là một số chia sẻ thú vị về keo silicone về tính ứng dụng của nó và các phương pháp làm khô keo nhanh chóng hiệu quả. Nếu còn có phương pháp nào làm khô keo nhanh hơn, bạn đọc hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận nhé!
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá