Bạc là một trong những kim loại được dùng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống bởi những tính chất đặc biệt và giá thành hợp lý. Vậy nó có những tính chất gì, khối lượng riêng của bạc là bao nhiêu, và được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống? Hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạc là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, kí hiệu là Ag, số hiệu nguyên tử là 47. Là một kim loại chuyển tiếp, bạc có đặc tính mềm, dẻo, dễ uốn cong, có trong tất cả các kim loại nó có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất, tuy nhiên vì chi phí cao nên bạc không được sử dụng trong lĩnh vực điện.
Bạc tồn tại dưới 2 dạng là bạc tự sinh (nguyên chất) và dạng hợp kim với một số kim loại khác. Bạc được sản xuất hiện nay phần lớn là sản phẩm phụ của quá trình điều chế vàng, chì, kẽm, đồng.
Bạc tồn tại dưới 2 dạng là bạc nguyên chất và hợp kim của một số kim loại khác
2.1. Tính chất vật lý
- Bạc có tính mềm dẻo, dễ dát mỏng và kéo sợi.
- Màu trắng, có độ sáng cao
- Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất trong các kim loại.
- Nóng chảy ở nhiệt độ: 960,5 độ C
Bạc có màu trắng, độ sáng cao, tính mềm dẻo, dễ dát mỏng,kéo sợi
2.2. Tính chất hóa học
- Thuộc vào hàng kim loại quý nên bạc hoạt động hóa học kém, tuy nhiên ion Ag+ lại có tính oxy hóa mạnh.
- Khi bị đun ở nhiệt độ cao bạc cũng không bị oxy hóa.
- Có khả năng tạo oxit bạc khi tác dụng với ozon:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
- Bạc không tác dụng với axit sulfuric loãng, axit clohydric, nhưng lại thể tác dụng với các axit nitric hoặc axit sulfuric đặc, nóng vì đây là những axit có tính oxi hóa mạnh:
3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
- Khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hydro sunfua bạc bị chuyển sang màu đen:
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
- Khi có mặt của H2O2 bạc tác dụng được với axit HF:
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
Bạc có khối lượng riêng là 10,49 g/cm3 , lớn hơn khối lượng riêng của đồng, thép và nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng và chì.
Khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3
- Nhờ đặc tính trắng sáng, dễ uốn dẻo, gia công nên bạc được dùng nhiều vào chế tác đồ trang trí, trang sức và rất được người dùng ưa chuộng.
- Các muối halogen của bạc được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: bạc natri sử dụng trong phim ảnh, bạc iotdua dùng để tạo mưa nhân tạo, bạc clorua dùng làm chất kết dính các loại tính, bạc oxit được dùng để là cực dương pin đồng hồ.
- Tiếp điểm điện bạc dùng để chế tạo bàn phím máy tính.
- Các loại gương cần có độ phản xạ cao thì bạc được dùng như là vật liệu phản xạ ánh sáng.
- Bạc được dùng trong sản xuất các loại pin có dung tích lớn, công tắc điện, que hàn.
- Trong sản xuất chất nổ, người dùng fulminat bạc.
- Ở 14 quốc gia trên thế giới dùng bạc làm vật định giá (có giá trị tương đương tiền).
- Bạc kim loại được dùng làm chất khử trùng trong xử lý nước thải.
- Vì có tính dẻo dễ uốn, không độc và có tính thẩm mĩ cao nên bạc được dùng làm răng giả trong nha khoa.
- Bạc mạ được dùng để tăng tính dẫn điện của một số bộ phận (dây dẫn) trong kỹ thuật tần số radio, dải VHF.
- …
Bạc được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống
Bạc là nguyên tố hóa học có nhiều ứng dụng trong đời sống là điều mà chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạc và các hợp chất của nó lại có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Ví dụ như:
- Muối bạc AgNO3 ở nồng độ 2g có thể gây chết người.
- Mắt có thể bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng khi tiếp xúc với muối bạc hòa tan. Còn với da thì có thể gây kích ứng, kéo dài thì sẽ dẫn đến viêm da dị ứng.
- Khi hít phải những hợp chất của bạc ở dạng khí và nồng độ cao có thể gây bất tỉnh, hôn mê, nguy hiểm hơn có thể tử vong.
- Da, mắt, cổ họng, phổi có thể bị kích ứng do hít phải hoặc chạm phải chất lỏng bạc, hơi bạc.
- Nếu nuốt phải bạc và các chất từ bạc sẽ gây khó chịu dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa…
Trong một số trường hợp, bạc và các hợp chất của nó sẽ gây hại cho cơ thể
Trên đây là những kiến thức hữu ích về bạc, khối lượng riêng của bạc và các ứng dụng của nó vào đời sống mà LabVIRCHEM muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bạc. Còn điều gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ với LabVIETCHEM để được giải đáp nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu về hóa chất và các thiết bị phòng thí nghiệm thì hãy tham khảo sản phẩm tại website của LabVIETCHEM hoặc liên hệ số hotline: 0826.020.020 để nhận được tư vấn. LabVIETCHEM - đơn vị cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm uy tín hàng đầu hiện nay - luôn hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất!
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá