banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Kiểm nghiệm là gì? Sự khác biệt của kiểm nghiệm và kiểm định

1 Đánh giá
2024-03-29 09:21:36  -   Tài liệu

Hiện nay nhằm đảm bảo cho chất lượng của các sản phẩm cần có một đội ngũ sở hữu kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm. Vậy kiểm nghiệm và kiểm định có giống nhau hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết bên dưới đây chờ bạn đón đọc.

1. Khái niệm về kiểm nghiệm và kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

1.1. Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm là hình thức đánh giá và kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm cần phải tuân thủ theo Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do sự ban hành của Quốc hội. 

Kết quả kiểm nghiệm phải đạt được tiêu chuẩn Quốc tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) và tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) thực hiện mới được phép công bố chất lượng sản phẩm.

Assay là tên tiếng Anh của kiểm nghiệm.

1.2. Kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hay nhiều hoạt động đánh giá, thử nghiệm sự phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ, bao gói, vật liệu chứa đựng thực phẩm và quy chuẩn kỹ thuật.

Để sản xuất hiệu quả và đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu. Công việc này cần thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ đúng với quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe.

hoạt động kiểm nghiệm

Hình 1: Hoạt động kiểm nghiệm

2. Tại sao cần phải kiểm nghiệm?

Tại các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm sẽ hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm. Đồng thời đối với quy trình giám định hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, thêm vào đó là trạng bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại nên hiện nay hoạt động kiểm nghiệm giúp cung cấp đến khách hàng khả năng phân tích kiểm nghiệm hiệu quả nhất.

Quá trình kiểm nghiệm phân tích các sản phẩm thuộc lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp gồm có:

- Kiểm nghiệm trong các sản phẩm có chứa thành phần hóa học hay không?

- Kiểm nghiệm trong các sản phẩm chứa hàm lượng chất chính nào?

- Kiểm nghiệm các chất phụ gia như chất ổn định, chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo hương,... có hàm lượng ở mức bao nhiêu.

- Kiểm nghiệm dược liệu, dược phẩm, chất kháng sinh, thuốc thú y, kháng khuẩn, một số chất hữu cơ khác.

Kiểm nghiệm phục vụ cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm

Hình 2: Kiểm nghiệm phục vụ cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm

3. Kiểm nghiệm thực phẩm cần tuân thủ yêu cầu gì?

3.1. Các trường hợp kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm thực phẩm sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau theo theo điều 45 của Luật an toàn thực phẩm 2010:

- Khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan về việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thì hoạt động này được tiến hành.

- Kiểm nghiệm thực phẩm có thể được tiến hành cho mục đích phục vụ hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm của nhà nước. Việc này sẽ được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm dưới sự chỉ định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

- Trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm phải đưa ra đánh giá, ý kiến chính xác và khách quan để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm. Đồng thời, tuân thủ mọi quy định chuyên môn kỹ thuật phục vụ cho công tác này.

Yêu cầu khi tiến hành kiểm nghiệm

Hình 3: Yêu cầu khi tiến hành kiểm nghiệm

3.2. Yêu cầu về cơ sở kiểm nghiệm

Theo Điều 46 Luật an toàn thực phẩm 2010, cơ sở muốn thực hiện kiểm nghiệm cần đáp ứng đủ điều kiện như sau:

- Cơ sở kiểm nghiệm phải có năng lực kỹ thuật và bộ máy tổ chức đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm.

- Cơ sở kiểm nghiệm phải duy trì và thiết lập hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia/ quốc tế.

- Đăng ký hoạt động đánh giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sao cho phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nếu như thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn.

- Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm sẽ được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm trong quá trình hoạt động, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện trước pháp luật.

- Điều kiện của cơ sở kiểm nghiệm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể.

4. Sự khác biệt giữa kiểm định và kiểm nghiệm

Thực chất, kiểm nghiệm và kiểm định là 2 hoạt động khác nhau, phục vụ cho đối tượng và mục đích khác nhau.

-  Nếu như kiểm định dùng để đánh giá độ an toàn chất lượng của công trình xây dựng, sản phẩm kỹ thuật,... thì kiểm nghiệm được dùng để phân tích thành phần trong sản phẩm. 

Phân biệt giữa kiểm nghiệm và kiểm định

Hình 3: Phân biệt giữa kiểm nghiệm và kiểm định

- Xét trên khía cạnh về khái niệm, kiểm định là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, phân tích theo quy trình nhất định của đơn vị kiểm định nhằm đánh giá các loại thiết bị có ở mức an toàn theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó, hoạt động kiểm nghiệm là hình thức đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, tuân theo Luật an toàn thực phẩm.

- Xét về tổ chức thực hiện, kiểm định và kiểm nghiệm đều được tiến hành bởi các đơn vị do Nhà nước chỉ định, cấp phép hoạt động.

Trên đây là những khái niệm về kiểm nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm. Hy vọng từ các phân tích bạn đã có cái nhìn rõ nhất về các định nghĩa cũng như sự khác nhau giữa kiểm định và kiểm nghiệm.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kiểm định chất lượng sản phẩm

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716