banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Kim loại quý được định nghĩa như thế nào? Tổng hợp 08 kim loại quý hiện nay

1 Đánh giá
2024-07-10 10:57:35  -   Tài liệu

Kim loại quý là những kim loại có tác dụng chống oxy hóa và chống sự ăn mòn của không khí ẩm với các nguyên tố điển hình như Rutheni, Rhodi, Palladi, Vàng, Osmi,... Cùng LabVIETCHEM tìm hiểu kĩ hơn về những kim loại quý hiếm này.

1. Kim loại quý là gì?

Trong lĩnh vực hóa học, kim loại quý là những kim loại có khả năng chống lại sự ăn mòn và oxy hóa trong không khí ẩm, điều này khác biệt so với hầu hết các kim loại thông thường. Các nguyên tố kim loại quý được công nhận bao gồm rutheni (Ru), rhodi (Rh), palladi (Pd), bạc (Ag), osmi (Os), iridi (Ir), bạch kim (Pt), và vàng (Au).

Danh sách mở rộng có thể bao gồm các nguyên tố như thủy ngân (Hg), rheni (Re), và đôi khi cả đồng (Cu) được xem là kim loại quý. Tuy nhiên, titan (Ti), niobi (Nb), và tantan (Ta), mặc dù có khả năng chống lại sự ăn mòn tốt, nhưng không được phân loại vào nhóm kim loại quý.

2. Top 08 kim loại quý hiếm hiện nay

2.1. Rutheni (Ru)

Rutheni (tên Latinh: Ruthenium) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Ru và số nguyên tử 44. Là một kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm platin trong bảng tuần hoàn, rutheni thường xuất hiện trong các quặng platin và được sử dụng như một chất xúc tác trong một số hợp kim platin. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là điện tử và sinh học. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý và kiểm soát chặt chẽ bởi vì nó có thể gây hiểm cho tính mạng và sức khỏe.

Kim loại quý Rutheni (Ru)

Kim loại quý Rutheni (Ru)

2.2. Rhodi (Rh)

Rhodi (tên Latinh: Rhodium, tiếng Việt: Rhôđi) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Rh và số nguyên tử 45. Là một kim loại chuyển tiếp cứng màu trắng bạc, rhodi khá hiếm và thuộc nhóm platin. Rhodi được tìm thấy trong các quặng platin và thường được sử dụng trong các hợp kim với platin cũng như làm chất xúc tác. Đây là một trong những kim loại quý đắt nhất, nhưng giá cả của nó biến động mạnh tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.

Nó là một kim loại màu trắng bạc, cứng và bền, có hệ số phản xạ cao, được ứng dụng phổ biến làm tác nhân tạo hợp kim, giúp làm cứng platin và paladi.

Kim loại quý Rhodi

Kim loại quý Rhodi

2.3. Paladi (Pd)

Paladi là kim loại hiếm có màu trắng bạc và bóng, ký hiệu là Pd với số hiệu nguyên tử là 46. Kim loại này có tỷ trọng riêng và điểm nóng chảy thấp nhất trong số các kim loại nhóm platin. 

Paladi hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bao gồm y khoa, xử lý nước, vật liệu trong đồ điện tử (máy tính, điện thoại di động, ti vi…), công nghệ sử dụng cho các tế bào nhiên liệu.

Kim loại quý Paladi

Kim loại quý Paladi

2.4. Bạc (Ag)

Bạc, hay còn gọi là ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu Ag (từ tiếng Latin: Argentum) và số nguyên tử 47. Đây là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, có độ dẫn điện và nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại. Bạc tự nhiên có thể tồn tại ở dạng nguyên chất hoặc kết hợp với vàng và các kim loại khác, cũng như trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit. Phần lớn bạc được sản xuất như một sản phẩm phụ trong quá trình điều chế đồng, vàng, chì và kẽm.

Bạc là một kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng trong việc đúc tiền xu, chế tác đồ trang sức, chén đũa và các vật dụng gia đình, cũng như đầu tư dưới dạng tiền xu và thỏi. Trong xã hội phong kiến Á Đông, bạc được dùng làm đơn vị tiền tệ gọi là ngân lượng hay lượng bạc. Trong công nghiệp, bạc được sử dụng làm chất dẫn và tiếp xúc, trong gương và trong các phản ứng điện phân hóa học. Các hợp chất của bạc được sử dụng trong phim ảnh, và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn. 

Kim loại quý bạc

Kim loại quý bạc

2.5. Osmi (Os)

Osmi là nguyên tố hóa học có màu trắng xanh, thuộc nhóm bạch kim với kí hiệu là Os, số hiệu nguyên tư 76. Đây là nguyên tố xuất hiện ở tự nhiên với mật độ lớn. Đồng thời, nó cũng là kim loại hiếm nhất trong vỏ trái đất, chỉ chiếm 50 phần nghìn tỷ. 

Dạng oxide của nó dễ bay hơi và cực độc nên thông thường hiếm khi dùng nó ở trạng thái nguyên chất mà thường sử dụng dạng hợp kim với kim loại khác. Các hợp kim osmi được dùng để làm đầu bút máy, trục của dụng cụ và các điểm tiếp xúc điện.

2.6. Iridi (Ir)

Iridi là kim loại có màu trắng bạc, thuộc nhóm Platin với ký hiệu là Ir, số hiệu nguyên tử 77. Nó được sử dụng là kim loại đặc, có khả năng chống ăn mòn lớn nhất, với nhiệt độ cao khoảng 2000 độ C. Nó có

Iridi sẽ không phản ứng với phần lớn các acid, nước cường toan, kim loại nóng chảy hay các silicat ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nó có thể tác dụng với một số muối nóng chảy khác như natri xyanua và kali xyanua. 

Với đặc tính chống mòn, độ cứng và độ nóng chảy cao nên chất này được sử dụng trong hồ quang điện, chất bán dẫn, điện cực trong sản xuất clo.

Kim loại quý Iridi

Kim loại quý Iridi

2.7. Bạch kim (Pt)

Bạch kim là kim loại quý có màu xám trắng, có tính chất trơ và rất ít bị ăn mòn ngay cả khi ở nhiệt độ cao. Nó xuất hiện trong bồi tích tự nhiên ở một số con sông.

Kim loại này được dùng với vai trò là chất xúc tác trong phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở, đồ trang sức,.. 

2.8. Vàng (Au)

Vàng, còn gọi là kim, là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Au (lấy từ hai chữ cái đầu của từ tiếng Latinh "aurum," nghĩa là vàng) và số nguyên tử 79. Là một trong những nguyên tố quý, vàng thuộc nhóm những nguyên tố có số nguyên tử cao tồn tại tự nhiên. Ở dạng tinh khiết, vàng là kim loại sáng, màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, mềm, dẻo và dễ uốn. Về mặt hóa học, vàng là kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm 11 (nhóm IB) trong bảng tuần hoàn. Đây là một trong những nguyên tố hóa học ít phản ứng nhất và tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện tiêu chuẩn.

Vàng có khả năng chống lại hầu hết các acid, mặc dù nó bị hòa tan trong nước cường toan (hỗn hợp acid nitric và acid hydrochloric), tạo thành anion tetrachloroaurate hòa tan. Vàng không hòa tan trong acid nitric, loại acid có khả năng hòa tan bạc và các kim loại cơ bản, một tính chất từ lâu đã được sử dụng để tinh chế vàng và xác nhận sự hiện diện của nó trong các vật kim loại, tạo thành thuật ngữ "kiểm tra acid." Vàng cũng hòa tan trong dung dịch kiềm của cyanide, được sử dụng trong khai thác và mạ điện. Vàng hòa tan trong thủy ngân, tạo thành hỗn hống, nhưng đây không phải là phản ứng hóa học.

Trên đây là những chia sẻ của LabVIETCHEM về các kim loại quý, hãy tiếp tục theo dõi labvietchem.com.vn để biết thêm những thông tin hữu ích về hóa chất, thiết bị, dụng cụ phòng lab.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951