banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Máy cất nước là gì? Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng máy cất nước

1 Đánh giá
2022-07-03 09:41:28  -   Tài liệu

Do nhu cầu cần nước cất thường xuyên nên máy cất nước là một thiết bị không thể thiếu trong phòng thí nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong các ứng dụng, máy cất nước được thiết kế với nhiều kiểu dáng đa dạng và sở hữu những tính năng hiện đại hơn.

1. Máy cất nước là gì?

Máy cất nước là một thiết bị được dùng để chưng cất, tạo ra loại nước tinh khiết, không có chứa bất cứ thành phần hữu cơ hay vô cơ nào khác.

Máy cất nước là gì?

Máy cất nước là gì?

2. Phân loại máy cất nước

Máy cất nước gồm 2 loại: chưng cất 1 lần và chưng cất 2 lần. Trong đó, máy cất nước 2 lần sẽ cho ra nước có chất lượng cao hơn.

  • Loại 1 lần: thường dùng cho một số lĩnh vực, ngành không quá đòi hỏi về độ tinh khiết cao như đổ nước làm mát lò hơi, làm mát cho máy phát điện, đổ acquy, sắc thuốc bắc,…
  • Loại 2 lần: dùng chủ yếu cho các lĩnh vực đòi hỏi có độ tinh khiết của nước cất cao như rửa dụng cụ trong y tế, thí nghiệm, chạy máy xét nghiệm, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao,…
Thông số kỹ thuật của máy cất nước 1 lần và 2 lần

Thông số kỹ thuật của máy cất nước 1 lần và 2 lần

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một máy cất nước

3.1. Cấu tạo

Thiết bị có cấu tạo khá đơn giản gồm: điện trở (thanh đốt), bình ngưng tụ và ruột gà. Trong đó:

  • Điện trở hay thanh đốt là thành phần quan trọng nhất để tạo nhiệt, làm cho nước bốc hơi
  • Sau đó là các bộ phận như bình ngưng tụ, ruột gà,… thường được làm từ chất liệu thủy tinh nhằm bảo đảm vệ sinh cho nước cất thành phẩm cũng như thuận tiện trong lau chùi, vệ sinh sau này.
Cấu tạo cơ bản của một mẫu máy cất nước 4 lít/giờ

Cấu tạo cơ bản của một mẫu máy cất nước 4 lít/giờ

3.2. Quá trình hoạt động

Để bắt đầu quá trình chưng cất, nước sẽ được đổ vào buồng đun sôi. Khoang sôi có bộ phận gia nhiệt đảm nhiệm chức năng làm tăng nhiệt độ của nước đến mức sôi lăn tăn. Hơi nước sẽ được tạo ra khi nhiệt độ của nước tăng lên. Mặt trên của khoang đun sôi có lỗ thông, hơi nước khi bốc lên sẽ đi qua lỗ thông hơi vào một bình ngưng, để lại các tạp chất, vi khuẩn,… Bình ngưng là một cuộn ống thép được làm từ thép không gỉ, nơi diễn ra chuyển đổi trở lại trạng thái lỏng của hơi nước.

Một chiếc quạt với công suất lớn được gắn ở đầu thiết bị chưng cất làm lạnh hơi nước và tạo ra các giọt nước. Tiếp đó, những giọt nước này sẽ đi xuống ống ngưng tụ rồi qua bộ lọc bằng than hoạt tính. Cần phải thực hiện công đoạn này bởi một số chất gây ô nhiễm như VOC có thể tồn tại dưới dạng khí và thoát vào bình ngưng cùng hơi nước.

Thông qua quá trình hấp phụ của than hoạt tính, các chất gây ô nhiễm được loại bỏ khỏi các giọt nước. Cuối cùng, các giọt nước này ra khỏi thiết bị chưng cất rồi đọng lại trong bình thủy tinh hoặc bình chứa làm từ thép không gỉ.

4. Đặc điểm tính năng nổi bật của máy cất nước

  • Cho ra nước đảm bảo độ tinh khiết. Nước cất hoàn toàn không có chứa vi khuẩn, vi rút cùng các hợp chất vô cơ khác, bảo vệ cơ thể người dùng khỏi các chất gây ô nhiễm nước có hại. Đồng thời, cung cấp nguồn nước cấp đảm bảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phòng thí nghiệm
  • Thiết lập, lắp đặt đơn giản
  • Do bản thân nước cất cũng không thường để được lâu bởi quá trình hấp thụ của nó, khiến cho nước cất mất tác dụng. Vì vậy, máy cất nước thường có công suất nhỏ: 4 lít/giờ, 8 lít/giờ, 12 lít/giờ.
  • Một máy chưng cất nước được bảo dưỡng tốt có thể cho tuổi thọ tối thiểu 10 – 15 năm. Ngoài ra, việc thay thế bộ lọc sau cacbon cũng khá rẻ.

5. Máy cất nước dùng để làm gì?

Nước cất là một sản phẩm lý tưởng cho các dự án nghiên cứu, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, đảm bảo cho kết quả thí nghiệm không bị sai lệch do nguồn nước. Bên cạnh đó, loại nước này rất sạch, không chứa tạp chất và có thể quá nhiệt trên điểm sôi hay quá lạnh dưới điểm đóng băng mà không cần qua quá trình chuyển pha. Do đó, nước cất được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm lý, hóa, sinh học, làm cơ sở cho việc chuẩn bị dung dịch thử nghiệm, phân tích cũng như cho mục đích kỹ thuật như rửa dụng cụ thủy tin trước và sau thí nghiệm,…

Ngoài ra, máy cất nước còn được dùng trong nhiều lĩnh vực như hàng không, đóng tàu, khai thác mỏ, hóa chất, luyện kim đen và kim loại màu, xí nghiệp hóa dầu, công nghiệp in ấn,…

Thiết bị được dùng phổ biến để cung cấp nước cho các dung dịch và lưu chất có nồng độ nhất định đang được dùng trong các quy trình sản xuất để làm mát thiết bị, máy móc. Đóng vai trò là lưu chất cho máy công nghiệp, cho các bộ phận và thiết bị cần bảo đảm độ chính xác cao trong phòng thí nghiệm của các nhà máy.

6. Cách sử dụng máy cất nước như thế nào?

Máy cất nước 1 lần và 2 lần có nguyên lý hoạt động khác nhau, do đó người dùng cần tìm hiểu kỹ cách lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đúng cách. Có thể tham khảo cách sử dụng máy cất nước phòng thí nghiệm dưới đây:

Cách sử dụng máy cất nước ra sao?

Cách sử dụng máy cất nước ra sao?

6.1. Cách lắp đặt

  • Lưu ý lựa chọn vị trí lắp đặt gần với nguồn nước, thông thoáng và tránh xa nguồn điện
  • Kết nối thiết bị với nguồn điện thông qua Aptomat để bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra
  • Dây dẫn điện phải đủ lớn và dài để tránh bị hỏng dây trong nhiều giờ cất nước
  • Trang bị van điều chỉnh lượng nước vào thiết bị để chắc chắn trong thiết bị lúc nào cũng có nước

6.2. Quy trình vận hành máy cất nước 1 lần

  • Kết nối máy với điện trở
  • Bật công tắc
  • Mở nước cấp vào thiết bị cho tới khi đèn báo màu vàng tắt hẳn đi
  • Điện trở sẽ thực hiện gia nhiệt để đun sôi nước trong bình. Lưu ý khi nước cất bắt đầu chảy ra từ ống thu nước thì tăng nguồn nước cấp vào máy.

6.3. Hướng dẫn làm sạch máy

  • Tắt máy chưng cất rồi mở nắp buồng đun sôi. Tháo nắp rời ra khỏi máy (nếu có). Đổ đầu nước ấm vào trong bồn rửa rồi thêm ¼ cốc giấm trắng, có thể dùng chanh hoặc nước cốt chanh hay axit sulfamic hoặc chất khử cặn.
  • Nhúng nắm vào nước và ngâm trong dung dịch vài giờ. Nếu không thể tháo được nắp, hay lấy bàn chải hoặc miếng vài đã ngâm ở trong dung dịch làm sạch để cọ rửa nắp.
  • Đổ hỗn hợp gồm ½ cốc giấm và ½ nước vào khoang đun sôi. Bảo đảm rằng, hỗn hợp dung dịch ở mức cao hơn vài inch so với các hình dạng tỷ lệ có thể thấy được để đảm bảo chúng bị loại bỏ.
  • Để hỗn hợp dung dịch trong bình chưng cất qua đêm. Sau 12 tiếng, có thể nhẹ nhàng làm xoáy nước cho các cặn đều tiếp xúc với dung dịch giấm
  • Đổ hết dung dịch ra rồi rửa sạch bằng nước. Tráng kỹ bộ chưng cất với nước ấm từ vòi nhiều lần
  • Để bình chưng cất khô trong không khí trước khi sử dụng lại. Sau khi làm sạch, để khô thì lắp các bộ phận lại như cũ.

7. Một số máy cất nước phổ biến hiện nay

Một số loại máy cất nước đang được ưa chuộng tại LabVIETCHEM như:

7.1. Máy cất nước 2 lần 2104 GLF

  • Model: 2104
  • Hãng, xuất xứ: GLF – Đức
  • Công suất cất nước: 4 lit/giờ
  • Có thể để bàn hoặc treo tường
  • Khả năng tự động tắt máy, tránh gây lãng phí nước không cần thiết
  • Tích hợp van nước chống bụi
  • Khả năng chịu được va đập tốt
Hình ảnh máy cất nước 2 lần GLF 2104

Hình ảnh máy cất nước 2 lần GLF 2104

7.2. Máy cất nước 2 lần Laboid –  LWDC-400D

  • Model: LWDC-4000
  • Hãng, Xuất xứ: Laboid – Ấn Độ
  • Công suất: 4 lít/giờ
  • Dễ dàng tháo lắp, bảo trì an toàn
  • Tự động dừng máy khi áp suất không đủ, nước yếu, quá nhiệt hay không có nước để bảo vệ tốt thanh đốt

7.3. Máy cất nước 2 lần IDO-4D

  • Model: IDO-4D
  • Hãng, xuất xứ: Lasany - Ấn Độ
  • Công suất: 4 lít/giờ
  • Thiết kế nhỏ gọn để có thể treo tường
  • Tự động tắt máy khi áp suất không đủ, nước yếu, quá nhiệt hay không có nước để bảo vệ tốt thanh đốt
Hình ảnh máy cất nước 2 lần Lasany IDO-4D

Hình ảnh máy cất nước 2 lần Lasany IDO-4D

8. Giá máy cất nước mới nhất

Giá của máy cất nước rất đa dạng, có thể vài triệu, cũng có thể vài trăm triệu tùy theo thiết kế, tính năng, thương hiệu sản xuất ra nó. Bạn đọc có thể tham khảo giá một số sản phẩm đang có ở LabVIETCHEM như:

  • Máy cất nước 2 lần 2104 GLF: 136,633,200 – 186,318,000 đồng
  • Máy cất nước 2 lần 2108 GLF: 157,626,700 – 214,945,500 đồng
  • Máy cất nước 2 lần SZ-93, Trung Quốc: 6,800,000 – 7,109,000 đồng
  • Máy cất nước 2 lần LWDC-400D, Laboid: 35,466,000 – 38,303,000 đồng
  • Máy cất nước 1 lần 2004 GLF, Đức: 47,190,000 – 77,220,000 đồng
  • Máy cất nước 20L/H Zhejiang: 5,076,000 – 7,896,000 đồng,...

9. Nơi mua máy cất nước giá rẻ, uy tín, chất lượng?

Tại LabVIETCHEM đang có đa dạng các loại máy cất nước đến từ nhiều thương hiệu khác nhau với đầy đủ các phân khúc giá, phù hợp cho các yêu cầu cũng như ngân sách của quý khách. Các sản phẩm do công ty chúng tôi cung cấp luôn đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và có giá thành cực cạnh tranh.

Để biết thêm thông tin về máy cất nước hay cách đặt hàng tại LabVIETCHEM, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 0826 020 020. Đội ngũ tư vấn viên tại đây của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ giải đáp chi tiết.

 

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951