Mỡ bôi trơn chịu nhiệt là gì? Thành phần và tác dụng của mỡ bôi trơn chịu nhiệt ra sao? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc gửi về cho LabVIETCHEM trong thời gian qua. Và để các bạn có câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi đã tổng kết toàn bộ những thông tin về mỡ bôi trơn chịu nhiệt trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt là gì?
- Mỡ bôi trơn chịu nhiệt hay mỡ chịu nhiệt (High Temperature Grease) là dòng mỡ công nghệ cao, được đặc chế từ dầu gốc tinh lọc cao cấp cùng với chất làm đặc chịu nhiệt cao và hệ phụ gia tăng cường khả năng bôi trơn, khả năng chịu nhiệt, chống ma sát, chống ăn mòn, giúp những tính năng này của mỡ chịu nhiệt không bị thay đổi khi làm việc ở nhiệt độ cao, chịu tải khắc nghiệt mà các loại mỡ bôi trơn như mỡ bò thông thường không chịu được hoặc bị tan chảy bởi nhiệt.
- Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có dạng bán rắn là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn, nặng hơn dầu nhờn và có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần. Tuy nhiên, nếu so sánh với dầu nhờn thì mức độ giảm hệ số ma sát này vẫn thấp hơn.
- Hiểu một cách đơn giản thì mỡ bôi trơn chịu nhiệt chính là mỡ có thể chịu được nhiệt độ cao, ít bị biến đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt.
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt có dạng bán rắn
Chiếm 65 - 90% trong thành phần của mỡ bôi trơn chịu nhiệt. Dầu khoáng ở đây có thể là dầu gốc khoáng, dầu thực vật và dầu tổng hợp.
Chiếm 5 - 25 % thành phần mỡ chịu nhiệt, giúp định hình cấu trúc mỡ và chia mỡ chịu nhiệt ra thành 2 loại gồm:
- Chất làm đặc bằng xà phòng: Là sản phẩm của phản ứng giữa hydroxit kim loại với các axit béo. Nó thường sử dụng gốc lithium, natri, canxi, nhôm và xà phòng kim loại khác hoặc có thể là kali, bari, chì, mangan và các gốc xà phòng kim loại khác.
- Chất làm đặc gốc sáp: Là sản phẩm của hydrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn, bao gồm gồm graphite, cacbon đen, amiăng và chất tổng hợp như polyurea, bentonite. Trong chất làm đặc gốc sáp lại được chia làm 2 loại gồm các hợp chất paraphin (nhiệt độ nóng chảy thấp) và các hợp chất ozokerit (nhiệt độ nóng chảy cao).
Đa phần, mỡ gốc sáp có tính ổn định cao hơn mỡ chịu nhiệt gốc xà phòng.
Chiếm khoảng 0.5% bao gồm một số chất:
- Phụ gia chịu nhiệt.
- Phụ gia chống oxy hóa.
- Phụ gia chống gỉ.
- Phụ gia thụ động hóa bề mặt.
- Phụ gia tăng cường độ bám dính.
- Phụ gia chịu cực áp EP và phụ gia màu sắc.
- Mỡ chịu nhiệt gốc xà phòng.
- Mỡ chịu nhiệt gốc sáp (phi xà phòng).
- Mỡ đa dụng: Dùng cho các bộ phận máy móc thông thường.
- Mỡ đặc chủng: Dùng cho các loại máy kéo, đầu máy, máy móc biển, máy khoan dầu, van và các bộ phận yêu cầu đặc thù.
- Ứng dụng hiệu quả trong việc bôi trơn các loại bánh răng, bảo vệ, chống han gỉ cho các chi tiết máy bằng cách kháng lại sự tác động của chất oxy hóa và môi trường bên ngoài.
Ứng dụng hiệu quả trong việc bôi trơn các loại bánh răng
- Bôi trơn các loại vòng bi cho của máy công nghiệp, làm giảm hệ số ma sát giữa các bề mặt kim loại của chi tiết hoặc phần tiếp giáp giữa các chi tiết máy, từ đó hạn chế sự nóng lên có thể làm cản trở chuyển động và gây mài mòn do ma sát.
- Thường được sử dụng để bôi trơn các loại băng tải xích, góp phần làm kín, khít một số bộ phận, chi tiết máy, tránh sự xâm nhập của nước cũng như các vật liệu không nén được.
- Bôi trơn trong công việc lắp ráp chống kẹt.
Có nhiều loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Khi lựa chọn loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt, bạn cần phải xem xét các yếu tố như nhiệt độ làm việc, môi trường xung quanh khi làm việc, mức tải, tốc độ của máy móc đang vận hành,….
Cách lựa chọn mỡ chịu nhiệt thông minh nhất chính là căn cứ vào loại dầu gốc của loại mỡ đó có khả năng chịu nhiệt là gì.
- Dùng đủ lượng mỡ cần thiết
+ Tra nhiều quá sẽ làm tăng độ ma sát, tăng nhiệt và hao năng lượng lớn.
+ Tra ít sẽ khiến bộ phận đó không đủ mỡ bôi trơn, tăng ma sát khô làm hư hỏng máy móc, chi tiết.
+ Với vòng bi, lượng mỡ cần dùng thường khoảng 1/3 – ½ tổng thể tích vòng bi trong.
- Không để lẫn lộn mỡ cũ, mới, lẫn mỡ giữa các thương hiệu khác nhau vì nó sẽ làm giảm độ nhỏ giọt, độ xuyên kim tăng và độ ổn định cơ học cũng bị hạ thấp.
- Cẩn trọng khi thay loại mỡ mới, đảm bảo làm sạch hết mỡ cũ.
- Thay mỡ chịu nhiệt định kỳ theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà cần thay mỡ định kỳ để đảm bảo thiết bị được bôi trơn và giảm chi phí bảo dưỡng máy móc.
- Không đựng trong vật dụng bằng gỗ hoặc giấy đựng mỡ để tránh việc dầu trong mỡ bị hút khiến mỡ bị cứng, dễ lẫn tạp chất, ô nhiễm.
- Khi tra mỡ cần chú ý xem mỡ có lẫn tạp chất không.
Trên đây là một số thông tin về mỡ bôi trơn chịu nhiệt mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để sử dụng sản phẩm này an toàn.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá