banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Nhiễm phóng xạ và những hậu quả nặng nề

1 Đánh giá
2024-01-25 07:22:44  -   Tài liệu

Nhiễm phóng xạ và những hậu quả nặng nề nó để lại với cơ thể luôn khiến các nhà khoa học lo lắng. Nếu tác động phóng xạ vượt qua mức an toàn, nó có thể để lại các tác động nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng LabVIETCHEM tìm hiểu chi tiết về nhiễm phóng xạ cũng như ảnh hưởng của nó nhé.

 

1. Nhiễm phóng xạ là gì?

Nhiễm phóng xạ hay nhiễm độc phóng xạ là tình trạng tổn thương cơ thể, gây ra khi cơ thể tiếp xúc, tiếp nhận phóng xạ với lượng lớn quá mức an toàn trong một thời gian ngắn. 

khu-vuc-phat-phong-xa

Khu vực có chứa các chất phóng xạ

Lượng bức xạ cơ thể hấp thụ sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng đến cơ thể ra sao. Đơn vị đo lường độ tổn thương của cơ thể do phóng xạ gây nên được quy ước là sievert (sv), gray (gy).

2. Các loại phơi nhiễm phóng xạ

Một người bị phơi nhiễm phóng xạ có thể do nguyên nhân chiếu xạ hoặc ô nhiễm phóng xạ. Sự khác biệt của các loại ô nhiễm phóng xạ này như sau:

2.1. Chiếu xạ

Đây là trường hợp người bệnh bị nhiễm phóng xạ do tiếp xúc với các tia bức xạ. Khi tiếp xúc với cường độ cao, các tia bức xạ có thể gây nhiễm xạ cho toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ một số khu vực, cơ quan trên cơ thể.

Trường hợp nhiễm xạ một khu vực trên cơ thể thường gặp trong điều trị ung thư. Tia bức xạ có thể gây tác động lớn đến khu vực chiếu xạ trực tiếp, từ đó tác động đến cơ quan đích của cơ thể trong quá trình điều trị.

chiếu xạ

Ảnh 2: Xạ trị điều trị ung thư có thể gây nhiễm xạ ở người bệnh

Trường hợp khu vực chiếu xạ điều trị lớn, người bệnh có thể dẫn tới hội chứng phóng xạ nặng. Lúc này các triệu chứng nhiễm phóng xạ có thể nhận thấy trên toàn bộ cơ thể.

2.2. Nhiễm phóng xạ do ô nhiễm phóng xạ

Đây là trường hợp người người bị phơi nhiễm phóng xạ do tiếp xúc ngoài ý muốn với các chất, tia phóng xạ. Chẳng hạn như bụi, chất lỏng có nhiễm phóng xạ.

Hình thức nhiễm phóng xạ này có thể gặp ở trong hoặc ở ngoài cơ thể với những đặc trưng như sau:

- Nhiễm xạ ngoài cơ thể xảy ra do các chất phóng xạ dính lên trên quần áo, trên da, tóc của người bệnh do cọ xát, tiếp xúc trực tiếp. Từ đó, gây hại cho cơ thể.

- Nhiễm xạ trong cơ thể có thể xảy ra do ăn uống, hít thở, sử dụng các loại thực phẩm có chất phóng xạ. Lúc này, việc phòng chống hay loại bỏ phóng xạ khỏi cơ thể đều rất khó khăn.

3. Nhiễm phóng xạ gây ra những hậu quả gì?

Khoa học đã chứng minh, các tia bức xạ ion có thể làm tổn thương trực tiếp đến ADN, ARN. Các phân tử này sẽ bị suy giảm tốc độ phân chia, thậm chí là chết nếu như bị nhiễm xạ nặng.

phóng xạ ảnh hưởng đến ADN, ARN

Ảnh 3: Phóng xạ có thể tác động trực tiếp đến ADN, ARN gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể

Những người bị nhiễm phóng xạ ở giai đoạn đầu thường không nhận rõ những triệu chứng điển hình. Chỉ đến khi một lượng lớn các tế bào của cơ thể bị các tia xạ huỷ hoại, gây tổn thương mới xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Dưới đây là những hậu quả gây ra do cơ thể nhiễm phóng xạ ở mức độ lớn:

Cơ quan/ hệ cơ quan

Ảnh hưởng do nhiễm xạ

Da, tóc

Rụng tóc, ung thư da

Mắt

Đục thủy tinh thể

Phổi

Ung thư phổi

Huyết học và miễn dịch

Số lượng tế bào lympho của máu giảm mạnh, dễ bị nhiễm trùng, vết thương khó lành hơn

Tiêu hoá

Cảm giác buồn nôn, ói mửa

Thần kinh

Bức xạ ở cường độ cao có thể gây chết các tế bào thần kinh, huỷ hoại những mạch máu nhỏ thậm chí gây suy tim, chết người

Tim mạch

Huỷ hoại các mạch máu nhỏ rải rác trong cơ thể, có thể khiến suy giảm chức năng của các cơ quan ở khu vực mạch máu đó. Việc này cũng là  nguyên nhân gây tử vong, suy tim…

Sinh dục

Suy thoái tuyến tiền liệt, suy giảm chức năng sinh lý, huỷ hoại buồng trứng, tinh hoàn.

Gây ung thư vú

Làm giảm ham muốn tình dục

Tuỷ xương

Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất ra tế bào máu dẫn tới nguy cơ ung thư máu, máu trắng cao hơn

4. Biểu hiện của người nhiễm phóng xạ

Tuỳ thuộc vào lượng phóng xạ cơ thể bị nhiễm mà biểu hiện của người bệnh là khác nhau. Ban đầu, người nhiễm phóng xạ sẽ thấy buồn nôn, nôn oẹ nhiều. Sau đó, có thể nhận diện tình trạng nhiễm xạ qua các triệu chứng sau:

- Nôn mửa nhiều.

- Tiêu chảy.

- Đau đầu.

- Sốt.

- Chóng mặt, mất phương hướng.

- Rụng tóc.

- Mệt mỏi, không còn sức lực.

- Rụng tóc.

- Nôn ra máu.

- Xuất hiện máu trong phân.

- Nhiễm trùng bất thường.

- Huyết áp thấp.

5. Phương pháp chẩn đoán và xử lý nhiễm phóng xạ

5.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Dựa vào tiền sử phơi nhiễm, triệu chứng và các xét nghiệm lâm sàng, chuyên gia y khoa có thể xác định tình trạng bệnh. Dưới đây là các xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến trong chẩn đoán nhiễm phóng xạ.

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được lặp lại ở các mốc 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ để nhận diện sự khác biệt các tế bào lympho và đánh giá tiên lượng bệnh.

- Xét nghiệm nồng độ amylase huyết thanh giúp xác định liều bức xạ.

- Xét nghiệm protein phản ứng viêm (CRP) giúp xác nhận nồng độ CRP tăng theo liều bức xạ phơi nhiễm, xác định mức độ nhiễm phóng xạ của người bệnh.

- Xét nghiệm nồng độ citrulline máu để xác định mức độ tổn thương trên đường tiêu hoá của người bệnh.

- Xét nghiệm nồng độ phối tử Fms Tyrosine kinase – 3 (FLT – 3) máu giúp đánh giá mức độ tổn thương phóng xạ gây nên ở cơ quan tạo máu.

- Xét nghiệm nồng độ Interleukin – 6 để nhận diện nồng độ tăng của liều phóng xạ lớn ra sao.

- Xét nghiệm G - CSF khi nồng độ của xét nghiệm tăng có thể xác định mức độ nhiễm phóng xạ.

- Xét nghiệm di truyền học tế bào để xem xét chỉ số phân tán quá mức.

5.2. Những phương pháp điều trị nhiễm phóng xạ

Mục tiêu của việc này chính là ngăn ngừa việc nhiễm độc nặng hơn, đồng thời điều trị các tổn thương phóng xạ gây nên cho cơ thể. Dưới đây là những phương án điều trị phổ biến nhất:

Khử nhiễm

khử nhiễu

Ảnh 4: Khử nhiễm 

Đây là quá trình loại bỏ những hạt phóng xạ ở bên ngoài như cởi bỏ quần áo, rửa dưới vòi nước với chất tẩy rửa… Từ đó ngăn chặn được các chất phóng xạ lan rộng hơn trong cơ thể, ngăn người nhiễm phóng xạ hít, nuốt phóng xạ hay khiến phóng xạ xâm nhập vào các vết thương hở.

Điều trị tuỷ xương bị tổn thương

Y học có thể sử dụng một loại protein để kích thích các tế bào bạch cầu phát triển. Từ đó, chống lại và hạn chế các tác động của phóng xạ đến tủy xương. Việc điều trị tuỷ xương bằng thuốc sẽ dựa trên các loại protein này để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm độc bên trong cơ thể

Quá trình điều trị nhiễm phóng xạ cũng cần giảm bớt tổn thương cho các cơ quan nội tạng. Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào từng loại phóng xạ mà đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể.

Như vậy, LabVIETCHEM đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nhiễm phóng xạ cũng như những ảnh hưởng của nó. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951