Trong số các loại điện trở nhiệt hiện nay thì NTC là loại điện trở được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Vậy NTC là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào? NTC có những ứng dụng gì? Nếu bạn muốn có một đáp án chính xác nhất, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết sau đây cùng LabVIETCHEM nhé.
- NTC là điện trở nhiệt cũng giống như cảm biến đo nhiệt độ nhưng nó chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Điện trở nhiệt NTC sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, do đó, nó có thể được dùng để thể thay đổi trở kháng dưới tác dụng của nhiệt. Đây cũng chính là điều khác biệt rõ nét nhất giữa điện trở nhiệt NTC với những loại điện trở thông thường khác.
- Điện trở kháng chính là đại lượng biểu thị cho sự cản trở của dòng điện chạy trong mạch hoặc trong thiết bị và được tính bằng tỉ số giữa hiệu điện thế hai đầu mạch (hoặc thiết bị) với cường độ dòng điện đi qua mạch.
- Nhiệt điện trở NTC là điện trở có hệ số nhiệt độ âm và phạm vi nhiệt độ hoạt động của NTC dao động trong khoảng từ −55 ° C đến 200 ° C.
Điện trở nhiệt NTC
Nhiệt điện trở NTC thường được cấu tạo từ hỗn hợp các bột oxit kim loại như mangan, niken, cobalt,… với tỉ lệ trộn và khối lượng nhất định. Hỗn hợp này sau đó sẽ được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian xác định.
Tùy vào mục đích sử dụng và cấu tạo của mạch mà kích thước và hình dạng của điện trở nhiệt NTC sẽ khác nhau.
Ưu, nhược điểm của điện trở nhiệt NTC
- Kích thước nhỏ gọn, có độ bền cao và dễ chế tạo. Chỉ từ các loại oxit kim loại bình thường, sau khi trải qua quá trình trộn, nung, nén, người ta đã có thể tạo ra một điện trở nhiệt NTC bền, chắc.
- Độ nhạy nhiệt độ của điện trở nhiệt gấp khoảng hơn năm lần so với cảm biến nhiệt độ silicon và khoảng mười lần so với nhiệt điện trở RTD.
- Dãy tuyến tính của NTC hẹp.
- Phạm vi khoảng nhiệt độ hẹp, dao động từ 50 – 150D.
Điện trở nhiệt NTC 10d 11
- Mục đích chính của điện trở nhiệt NTC là để ngắt và bảo vệ nhiệt và nó được dùng phổ biến trong các bảng mạch điện tử. Các bảng mạch này có thể là cảm biến của tủ lạnh, nồi cơm, cảm biến nhiệt của điều hòa nhiệt độ, lò vi sóng, lò nướng, bếp cảm ứng, lò điện, ấm đun bằng điện, bể khử trùng, ….
- Dùng để đo lường và bù nhiệt ở những thiết bị tự hoạt động trong văn phòng như máy in, máy photocopy,….
- Kiểm tra, đo lường nhiệt độ và được ứng dụng trong các nghành dự báo thời tiết, chế biến thực phẩm hay y tế, dược phẩm,.…
- Bảo vệ bộ sạc pin cũng như nhiệt độ của pin.
- Bù nhiệt vòng lặp trong cặp nhiệt điện và các thiết bị, mạch tích hợp.
- Giúp bảo vệ quá trình phát nhiệt ở những bộ cấp nguồn điện.
Điện trở nhiệt NTC hoạt động theo nguyên lý điện trở giảm khi nhiệt độ tiếp xúc tăng. Do đó, để kiểm tra điện trở nhiệt NTC, ta cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra giá trị định mức của điện trở nhiệt trước khi gia nhiệt cho nó. Ví dụ như 100Ω, 1kΩ, 10kΩ,…
- Đảm bảo trước khi gia nhiệt cho NTC, giá trị của điện trở phải gần nhất với giá trị điện trở định mức của nó. Ví dụ như trước khi gia nhiệt cho điện trở nhiệt 10kΩ, giá trị điện trở của nó phải gần với 10kΩ. Nếu trong phòng ấm thì giá trị này có thể là 9,3kΩ còn với phòng lạnh thì giá trị điện trở sẽ cần cao hơn.
- Thực hiện các bước trên sẽ giúp kiểm tra thử nghiệm sơ bộ xem điện trở nhiệt NTC có tốt không.
+ Nếu giá trị gần với giá trị điện trở định mức của nó thì NTC là tốt.
+ Nếu giá trị khác nhiều với giá trị điện trở định mức của nó thì NTC bị lỗi hoặc hỏng, không dùng được nữa.
- Sau khi kiểm tra sơ bộ, bước tiếp theo sẽ là gia nhiệt cho điện trở nhiệt NTC. Chúng ta có thể dùng máy sưởi, máy thổi khô hoặc bất kỳ loại thiết bị nào có thể sưởi ấm.
+ Nếu sau khi gia nhiệt, điện trở của nó giảm dần trong vài giây sau khi tiếp xúc với nhiệt thì NTC tốt.
+ Nếu sau khi gia nhiệt, điện trở của nó không giảm dần trong vài giây sau khi tiếp xúc với nhiệt thì NTC bị lỗi.
- Căn cứ vào nhiệt độ môi trường mà lựa chọn Thermistor cho thích hợp, chú ý 2 loại PTC và NTC. Ta có thể test với đồng hồ VOM.
- Chú ý không làm hỏng vỏ bảo vệ bên ngoài.
- Khi dùng nên ép chặt vào bề mặt cần đo.
- Không cần quan tâm đến chiều đấu dây do biến thiên điện trở.
Hy vọng với những chia sẻ của LabVIETCHEM về điện trở nhiệt NTC ở trên, các bạn đã trả lời được câu hỏi NTC là gì? Cấu tạo, phân loại của NTC? Ưu nhược điểm và ứng dụng của NTC trong cuộc sống cũng như biết cách kiểm tra điện trở nhiệt NTC. Nếu có ý kiến đóng góp, bổ sung nào cho bài viết, các bạn hãy để lại đánh giá, bình luận ở phía dưới. Cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của các bạn.
Xem thêm:
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá