Nước vôi trong đã quá quen thuộc đối với đời sống của chúng ta. Nó là nguyên liệu dễ tìm, dễ làm với chi phí rẻ nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên liệu bạn có biết tính chất đặc trưng và cách làm nước vôi trong đúng cách chưa? Bài viết dưới đây của LabVIETCHEM sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Nước vôi trong là kết quả khi hòa tan vôi bột với nước, ta thu được dung dịch có màu trắng đục. Để yên hỗn hợp đó trong khoảng 1 – 2h sẽ thấy váng nổi lên bề mặt, cặn đóng phía dưới và ở giữa có một lớp nước trong vắt. Đó chính là nước vôi trong.
Trong công nghiệp thực phẩm, nước vôi còn được tạo ra bằng cách dùng vôi sống (CaO) ngâm với nước.
Công thức hóa học của nước vôi trong là Ca(OH)2, tên gọi canxi hidroxit.
Hình 1: Nước vôi trong
Nước có màu trong suốt, dưới dạng huyền phù sữa được gọi là vôi tôi. Ca(OH)2 là một chất kiềm mạnh, là một bazơ ít tan với các đặc tính:
Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và khiến phenolphthalein từ không màu chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với oxit axit:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Tác dụng với axit tạo ra muối và nước:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
Phản ứng với một số muối nhất định tạo thành muối mới và bazo mới:
Na2CO3+ Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
2NH4NO3 + Ca(OH)2→ 2NH3 + 2H2O + Ca(NO3)2
MgCl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Mg(OH)2↓
Hình 2: Nước vôi trong làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Thực chất cách tạo ra nước vôi trong vô cùng đơn giản, chúng ta có thể tự thực hiện tại nhà theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị vôi bột và nước lọc.
- Bước 2: Cho vôi bột vào nước và khuấy đều.
- Bước 3: Đợi khoảng 1 đến 2 giờ sẽ thu được nước vôi trong và phần bột lắng dưới đáy.
- Bước 4: Mặt trên của lớp nước có một màng mỏng màu trắng đục, bạn cần lọc bỏ và chiết tách nước vôi trong ra ngoài.
- Bước 5: Bảo quản nước vôi trong lọ hoặc bình đựng bằng nhựa, gốm hoặc thủy tinh có nắp đậy.
Lưu ý: Không nên dùng lọ kim loại vì Ca(OH)2 có thể phản ứng với kim loại gây hiện tượng gỉ sét.
Tại một số địa phương, nước vôi trong được dùng trong sản xuất công nghệ thực phẩm giúp hương vị tự nhiên của món ăn thơm ngon hơn. Cụ thể:
- Sản xuất các loại bánh và mứt: mứt gừng, mứt cà chua, mứt cà rốt, mứt vỏ cam…
- Sản xuất đồ uống: Ca(OH)2 dùng xử lý nguồn nước làm rượu và đồ uống giải khát.
- Chiết gelatin từ da động vật: Gelatin là nguyên liệu có tác dụng ổn định cấu trúc và nhũ hóa cho các loại thực phẩm.
- Nước vôi trong còn là nguyên liệu để sản xuất ra chất bảo quản rau củ quả (Polikar).
Hình 3: Nước vôi trong dùng để làm mứt
Nước vôi trong có công dụng rửa phèn cho đất trước mỗi mùa vụ để cây sinh trưởng phát triển tốt.
Nước này còn dùng làm giảm màu vàng, mùi tanh và vị lợ trong nước của giếng khoan.
Người ta dùng nước vôi trong để sơ chế các loại da dùng trong thời trang giày dép, áo quần, thắt lưng. Giúp loại bỏ hết nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
Đồng thời giúp da bền hơn, không bị phân hủy trong quá trình gia công và đưa ra thị trường.
Bên cạnh đó, nước vôi trong còn dùng để sản xuất ra một số hỗn hợp khô dùng cho nghề sơn, trang trí và phanh xe.
Nước vôi trong có thể bổ sung canxi cho các loài động vật cần nhiều canxi sống như tôm. Nó giúp phát triển vỏ/xương cho các loại sinh vật dưới nước và cải thiện năng suất nuôi trồng.
Nước vôi trong còn dùng cho lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể dùng để phân biệt khí CO và CO2 dựa trên phản ứng hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (kết tủa) + H2O
Khi dùng nước vôi trong làm mứt, bánh cần dùng đúng tỷ lệ phù hợp. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm mất mùi vị tự nhiên và gây nên một số ảnh hưởng không tốt.
Nếu tiếp xúc quá lâu với nước vôi trong có thể làm khô da tay. Vì thế bạn cần dùng đồ bảo hộ để bảo vệ tay chân kỹ lưỡng. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết lạnh khô.
Hình 4: Cần đeo bao tay khi tiếp xúc trực tiếp với nước vôi trong
Nước vôi trong có nhiều trong sơn tường. Thế nên nếu đã mở nắp nhưng để lâu không sử dụng sẽ làm giảm chất lượng sơn. Vì nước vôi trong cùng các dung môi khác phản ứng với không khí tạo ra hợp chất khác.
Vì nước vôi trong dễ pha chế, nguyên liệu dễ tìm nên thường không bán sẵn trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm địa chỉ mua vôi tôi uy tín về điều chế theo liều lượng mình cần.
Vậy nên nếu bạn đang cần mua vôi tôi chất lượng giá rẻ, hãy liên hệ ngay LabVIETCHEM để được tư vấn và báo giá nhé.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp đa dạng các loại hóa chất dùng trong công nghiệp và thí nghiệm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá