Bạn muốn mua xe nhưng lại không đủ kinh phí để mua đúng chiếc xe mình thích trong tình trạng còn mới nguyên, thay vào đó là chỉ có thể mua lại xe cũ. Vậy khi mua xe, bạn cần xem xét những yếu tố nào để mua được một chiếc xe cũ nhưng chất lượng còn tốt và tương xứng với giá thành. Có rất nhiều yếu tố bạn cần kiểm tra, trong đó phải kể đến chỉ số Odo của xe bởi nó sẽ cho bạn biết một phần về chất lượng xe thông qua quãng đường đã đi. Và bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu Odo là gì và hướng dẫn cách kiểm tra Odo trên xe.
Odo là đồng hồ đo quãng đường của xe đã đi
Odo là viết tắt từ tiếng anh Odometer, tức đồng hồ đo quãng đường của xe đã đi. Chỉ số Odo giúp người dùng theo dõi được quãng đường xe đã đi, từ đó biết được thời gian cần bảo trì, bảo dưỡng xe để chủ động trong việc sửa chữa, thay thế.
- Năm 1600, chiếc đồng hồ Odo đầu tiên đã ra đời và phục vụ cho những phương tiện di chuyển thô sơ, phương tiện kéo như xe ngựa, xe lừa.
- Vào năm 1645, nhà toán học Blaise Pascal người Pháp đã phát minh ra bộ máy Pascaline. Tuy bộ máy Pascaline không phải là đồng hồ thực thụ nhưng các bánh răng của nó cũng được sử dụng để đo lường quãng đường đã đi.
Bộ máy Pascaline
- Đến năm 1698, nhờ phát minh của Thomas Savery người Anh, đồng hồ Odo được ứng dụng để đo quãng đường mà tàu thuyền di chuyển.
- Năm 1895, Curtis Hussey Veeder đã phát minh ra một dạng đồng hồ Odo khác có tên là Cyclometer. Thiết bị này có tính năng đếm số vòng quay của bánh xe rồi sử dụng một sợi dây truyền động để tính toán, hiển thị quãng đường đi được lên đồng hồ.
Cyclometer- phát minh của Curtis Hussey Veeder
- Năm 1903, 2 anh em Arthur P. và Charles H. Warner phát minh ra Odo auto-meter. Thiết bị này sử dụng nam châm để đo lường sự chuyển động của các trục bánh xe, tính toán vận tốc di chuyển và quãng đường xe đã đi một cách nhanh chóng với độ chính xác cao hơn những thiết bị trước.
Đồng hồ Odo cổ do H. Warner sáng chế
- Năm 2000, đồng hồ Odo dạng cơ được thay thế dần và trở nên phổ biến trên các dòng xe hơi.
Hiện nay, Odo được phân ra làm 3 loại chính, bao gồm: Odo cơ học, Odo tự động và Odo bán tự động.
- Odo cơ học: Là đồng hồ đo quãng đường xe đi được dựa trên cơ chế hoạt động đơn thuần của xe.
- Odo tự động: Là đồng hồ đo quãng đường, hoạt động dựa trên sự di chuyển của phương tiện mà không cần bất cứ tác động nào từ người điều khiển.
- Odo bán tự động: Là đồng hồ đo quãng đường tích hợp cả tính năng của odo cơ học và odo tự động, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc theo dõi, kiểm tra quãng đường xe di chuyển.
Đồng hồ Oda có chính xác không?
Hiện nay, hầu hết các Odo đều hoạt động dựa trên nguyên lý đếm số lần quay của bánh xe, từ đó tính toán chiều dài quãng đường xa đã đi. Đối với những chiếc xe đã cũ, lốp mòn hoặc có những biến dạng với kích thước lệch chuẩn thì chỉ số Odo có thể không chính xác.
Chỉ số đồng hồ Odo cho biết quãng đường xe di chuyển, từ đó giúp người dùng quản lý và cân đối được những thông số đáng kể theo tiêu chuẩn đặt ra của chiếc xe đó bằng việc chủ động trong thao tác bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ. Nhờ vậy mà độ an toàn và tuổi thọ của phương tiện sẽ được đảm bảo trong quá trình sử dụng.
Ví dụ:
- Đối với xe máy, các chuyên gia khuyến cao nên thay dầu cho động cơ sau 1000 km đầu tiên. Sau khi chạy được 2000 km lại tiếp tục thay dầu nhớt lần 2. Điều này sẽ đảm bảo xe chạy êm hơn và động cơ máy cũng được bảo vệ.
- Đối với ô tô, các chuyên gia khuyến cáo nên thay dầu cho động cơ sau khi đi được 1000 km đầu tiên và 5000 km tiếp theo.
Thông qua chỉ số đồng hồ Odo, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo dưỡng xe đúng kỳ hạn.
Đồng hồ Odo và Trip kilometer đều cho chúng ta biết chính xác về quãng đường di chuyển của xe. Tuy nhiên, chúng không phải là một và có những khác biệt nhất định trong quá trình sử dụng.
Trip kilometer còn được gọi là Trip A trip B. Đây là công cụ được sử dụng để xác định khoảng cách của một hành trình nhất định. Cụ thể, khi bạn bắt đầu đi từ điểm khởi hành A thì chỉ số trip là 0 và con số này sẽ thay đổi khi bạn đến điểm kết thúc B. Với Trip km, bạn sẽ không mất công tính toán, công trừ cả một dãy số nữa mà độ dài quãng đường đi sẽ được thể hiện rất rõ ràng và chính xác.
Trip kilometer xác định khoảng cách của một hành trình nhất định
Sau mỗi hành trình di chuyển, người dùng reset thông số về 0 đối với Trip km và tiếp tục đo lường tại những chuyến đi tiếp theo. Trên thanh táp lô có 1 nút ấn, khi muốn reset lại, bạn chỉ việc ấn nút đó. Mỗi lần ấn thì nút đó sẽ chuyển một chế độ và bạn phải ấn đến khi màn hình hiện ra chữ Trip A thì giữ tay khoảng 3s. Sau đó thả tay ra thì Trip A đã được reset về 0.
Trip km có thể reset lại về 0
Đối với đồng hồ Odo thì không thể reset được.
Cách kiểm tra Odo trên xe
Odo có thể bị tua ngược
Theo như các nhà sản xuất thì Odo không thể reset được chỉ số nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều người đã nghĩ ra cách để tua ngược Odo, thậm chí sửa chữa, thay thế nhằm thay đổi số km xe đi được và thu lợi từ việc bán xe. Vì vậy, khi đi mua xe cũ, ngoài việc kiểm tra Odo của xe, bạn cũng nên kiểm tra thêm các yếu tố sau:
- Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe: Khi mang xe đi bảo dưỡng thì số km đi được sẽ được ghi lại. Vì vậy, bạn cần kiểm tra để xem số km có tăng chính xác sau mỗi một khoảng thời gian hay không.
Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe
- Kiểm tra lịch sử xe: Thông qua giấy tờ mua xe và những cuộc nói chuyện với chủ xe để biết được thời điểm mua xe một cách chính xác.
- Kiểm tra giấy chứng nhận MOT: Số km xe đã di chuyển thực tế phải gần giống nhất với chỉ số xe chạy trong một năm hoặc trong thời gian quy định mà xe di chuyển.
- Kiểm tra các chi tiết trên xe: Các chi tiết máy, động cơ, nhất là phần gầm xe đối với ô tô (quan sát xem gầm xe có gỉ, có trầy xước, hay móp méo gì không…) được coi là yếu tố quan trọng, giúp bạn đưa ra nhận định chỉ số trên đồng hồ odo có đúng không.
Kiểm tra gầm xe, lốp xe
- So sánh mức độ hao mòn: Kiểm tra tổng thể, xem xét mức độ hao mòn của chiếc xe. Xe di chuyển càng nhiều thì các phụ tùng càng cũ, ốc vít đã được thay mới chưa, lốp xe có mòn không, bề mặt phanh đĩa như thế nào…
- Mang xe đến các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng: Cách tốt nhất để đánh giá chiếc xe chính là mang đến các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng uy tín.
Mang xe đến các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng kiểm tra
Với những thông tin mà labvietchem đã đưa ra ở trên, các bạn chắc hẳn đã biết được Odo là gì? Nắm được ý nghĩa của chỉ số Odo và cách kiểm tra Odo sẽ giúp các bạn đưa ra đánh giá chất lượng xe khá chính xác, từ đó định giá xe một cách hợp lý nhất.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá