Nuôi cấy vi sinh vật là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán, xác định loại vi sinh vật để có thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, có bao nhiêu phương pháp nuôi cấy vi sinh vật phổ biến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nuôi cấy vi sinh là phương pháp đưa bệnh phẩm nghi ngờ có chứa vi sinh vật vào môi trường thích hợp để tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Môi trường nuôi cấy ngoài có thêm các chất dinh dưỡng hoặc yếu tố đặc biệt để nhận biết các đặc tính của vi sinh vật. Đây là phương pháp quan trọng để xác định được chính xác loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
Trong quá trình nuôi cấy, cần đảm bảo nguyên tắc vô trùng, tránh nhiễm các tạp chất và các vi khuẩn khác từ bên ngoài.
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
Tùy thuộc vào mục đích nuôi cấy và loại bệnh phẩm mà ta lựa chọn các phương pháp nuôi cấy phù hợp.
Để đảm bảo quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả, ta cần chuẩn bị những vật dụng sau:
- Môi trường nuôi cấy phù hợp.
- Nước muối sinh lý 0,9%.
- Que cấy, pipet pasteur.
- Tủ ấm, tủ an toàn sinh học.
- Ống nghiệm, đèn cồn,...
Dưới đây là một số phương pháp nuôi cấy vi sinh vật
- Mục đích: Phương pháp này giúp phân lập vi khuẩn thành các khuẩn lạc riêng rẽ. Từ đó có thể xác định căn nguyên gây bệnh dễ dàng hơn.
- Bệnh phẩm: Các loại dịch trong cơ thể, phân, mủ.
- Môi trường nuôi cấy chủ yếu: Thạch máu, thạch socola, TCBS, Macconkey…
- Quá trình tiến hành:
+ Chuẩn bị đầy đủ bệnh phẩm và môi trường nuôi cấy, chú ý nhớ ghi đầy đủ thông tin bệnh phẩm và ngày nuôi cấy lên đĩa thạch.
+ Que cấy cần được khử vô trùng trước khi lấy bệnh phẩm bằng cách hơ trên ngọn lửa hoặc sát trùng bằng cồn. sau đó lấy bệnh phẩm và tiến hành nuôi cấy phân lập theo từng vùng.
+ Cấy vùng 1: Ta bắt đầu nuôi cấy ở vùng nguyên ủy rìa đĩa thạch nuôi cấy trước. Sau đó di chuyển que cấy có bệnh phẩm theo đường ziczac với diện tích chiếm ¼ diện tích đĩa thạch.
+ Cấy vùng 2: Tiếp theo ta xoay đĩa 90 độ, cũng tiến hành di chuyển que cấy theo đường ziczac nhưng thưa hơn vùng 1. Nuôi cấy ¼ đĩa.
+ Cấy vùng 3: Xoay 1 góc 90 độ rồi tiến hành nuôi cấy như vùng 2 nhưng thưa hơn và 2, 3 đường cấy ở vùng 3 phải chạm vào vùng 2 với diện tích nuôi cấy là ¼ đĩa thạch.
+ Cấy vùng 4: Xoay đĩa 1 góc 90 độ và nuôi cấy tương tự ở trên với diện tích ¼ đĩa thạch cuối cùng.
+ Mỗi lần nuôi cấy ở 1 vùng khác nhau ta cần phải tiệt trùng que cấy, đối với que cấy vô khuẩn 1 lần thì cần thay que khác.
+ Kết thúc quá trình cấy khuẩn ta tiếp tục nuôi cấy chúng trong tủ ấm ở 37 độ C có thể có khí Co2 hoặc không. Sau đó 18 - 24h ta tiếp tục theo dõi sự phát triển của vi khuẩn.
Nuôi cấy phân vùng
- Lưu ý: Chú ý các đường cấy ở vùng sau phải chạm vào đường nuôi cấy ở vùng trước sao cho các vi khuẩn mọc được ở tất cả các vùng tạo khuẩn lạc riêng rẽ.
- Mục đích: Xác định số lượng có thể phát triển trong 1 thể tích bệnh phẩm.
- Bệnh phẩm chủ yếu: Nước tiểu.
- Môi trường nuôi cấy: Thạch máu.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện bằng que cấy có thể tích 1mcl.
+ Que cấy sau khi lấy đủ thẻ tích bệnh phẩm sẽ ria thành 1 đường thẳng chính giữa đĩa thạch để tạo đường nguyên ủy.
+ Tiếp theo ta dàn đều vi khuẩn trên đĩa thạch theo đường ziczac và phải đi qua đường nguyên ủy.
+ Cuối cùng ta tiến hành nuôi cấy chúng ở tủ ẩm trong khoảng nhiệt độ và thời gian thích hợp (khoảng 37 độ C trong 24 giờ).
Sau cứ mỗi 24 giờ, ta tiến hành kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn. Nếu thấy xuất hiện vi khuẩn gây bệnh hãy tiến hành định dạng bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như định danh dựa theo tính chất sinh vật hóa học cơ bản, định danh bằng API, máy tự động,... Sau khi tìm ra chủng vi sinh vật gây bệnh ta tiến hành làm kháng sinh đồ,
Sau quá trình nuôi cấy khoảng 48-72 giờ không thấy xuất hiện vi khuẩn thì trong mẫu bệnh phẩm không có vi khuẩn, âm tính.
- Trong quá trình nuôi cấy phải đảm bảo vô trùng để tránh lây nhiễm những tác nhân gây hại và vi khuẩn làm nhiễu kết quả.
- Kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi cấy cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi cấy vi sinh vật.
- Cần lấy mẫu đúng thời gian và đúng kỹ thuật để cho kết quả chính xác nhất.
Kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật
- Lựa chọn phương pháp nuôi cấy phù hợp với từng chủng loại vi sinh vật nghi ngờ.
Bài viết trên chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật và một số lưu ý trong quá trình nuôi cấy. Nếu còn câu hỏi nào, bạn hãy để lại thông tin để đội ngũ chuyên môn của chúng tôi giải đáp.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Để sản xuất ra Bột Ngọt hay còn gọi là Mì Chín ( mono sodium glutamate) thì người ta nuôi cấy vi sinh vào Bồn Ủ Khoai Củ mà nay chủ yếu là Mì Sắn. Vi Sinh cấy vào thì có mấy loại khá nhau?
Nhận xét đánh giá