Polymer là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhựa và composit. Chúng được tìm thấy trong nhiều mặt hàng gia dụng, đồ chơi, vật liệu xây dựng,…Vậy polymer là gì? Cấu tạo phân tử như thế nào? Tính chất và ứng dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Polymer là gì?
Polymer là một hợp chất được tạo thành từ nhiều đơn vị lặp lại – hợp chất cao phân tử. Mỗi một polymer có thể là một mạng 1, 2 hoặc 3 chiều. Mỗi đơn vị lặp lại là “-mer” hoặc đơn vị cơ bản với “poly-mer”, tức là nhiều đơn vị lặp lại. Lặp đi lặp lại các đơn vị thường được làm bằng carbon, hydro và thi thoảng là oxy, nitơ, lưu huỳnh, clo, flo, photpho và silicon. Một dây truyền sẽ bao gồm nhiều liên kết hoặc “-mers” được ghép nối hóa học hoặc trùng hợp với nhau để tạo thành chuỗi hoặc hạt chuỗi giúp hình dung các polymer.
Polymer là một hợp chất được tạo thành từ nhiều đơn vị lặp lại
Polymer xuất hiện trong tự nhiên như: Tơ nhện, tóc và sừng (polyme protein), một phần của xương, cellulose (thành phần chính trong gỗ và giấy), cao su….
Các polyme tự nhiên cuối cùng là axit deoxyribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN) xác định sự sống.
- Polymeer có cấu trúc liên kết mắt xích nếu liên kết một mo-no-me với 2 phân tử khác nhau và có cấu trúc liên kết chữ thập nếu một mo-no-me liên kết từ ba hay nhiều hơn ba phân tử.
Cấu trúc mạch của polymer
- Polymer tồn tại ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy cụ thể mà nó nóng chảy trong một khoảng nhiệt độ rộng. Khi nóng chảy, đa số polymer chuyển thành chất lỏng nhớt, để nguội sẽ thành chất nhiệt dẻo.
- Những polymer không nóng chảy mà bị phân hủy được gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa phần các polymer không tan trong nước và các dung môi thông thường. Do đó, polymer kháng hóa chất tốt.
- Cách điện và cách nhiệt.
- Khối lượng nhẹ
- Các phản ứng đặc trưng của Polymer
+ Phản ứng phân cắt mạch polymer
Ở nhiệt độ phù hợp, Polymer trùng hợp bị nhiệt phân để tạo thành các đoạn ngắn và cuối cùng thành monome ban đầu vì polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân hoặc một số polymer khác thì bị oxy hóa cắt mạch.
+ Phản ứng giữ nguyên mạch polymer
Những polymer có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch đều có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi hoặc của nhóm chức đó.
- Phản ứng tăng mạch polymer
Ở điều kiện nhiệt độ, chất xúc tác,…thích hợp, các mạch polymer có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới và tăng mạch polymer.
Polymer có thể được điều chế bằng một số phương pháp sau:
Là phản ứng kết hợp nhiều monome của cùng một chất để tạo thành polyme.
nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Là phản ứng kết hợp nhiều monome tạo thành polyme và một sản phẩm phụ, phần lớn là nước.
n H-NH-(CH2)5-CO-OH → (-NH-(CH2)5-CO-)n + nH2O
n p-HO-CO-C6H4-CO-OH + n H-OCH2-CH2O-H → (-CO-C6H4-CO-OCH2-CH2O-)n + 2nH2O
Để phản ứng xảy ra, các monome phải có hai nhóm chức có khả năng tách nước.
Là phản ứng kết hợp nhiều monome của 2 hay nhiều chất để tạo thành polymer với 2 khâu:
- Các monome kết hợp lại để thành một monome chính trong điều kiện có ít nhất một trong hai chất phải có liên kết đôi.
- Các monome tiếp tục kết hợp với nhau và tạo ra polyme hoàn chỉnh.
Dựa vào nguồn gốc, polymer gồm 2 loại bao gồm polymer tự nhiên (tinh bột, cao su,…) hoặc polymer nhân tạo (tơ nilon, polyetile,…).
Một số polymer tiêu biểu gồm có:
- Cenlluloid: Được tạo ra từ nitrocellulose, cồn và long não. Tuy nhiên, loại polymer này không an toàn nên ít được sử dụng.
Hình ảnh Cenlluloid
- Cao su: Gồm cao su tự nhiên lấy từ nhựa cây cao su và cao su tổng hợp.
- Tơ: Gồm tơ tự nhiên (bông, tơ tằm) và tơ nhân tạo (tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp)
nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n
nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
nCH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n
nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n
Nhựa phenolfomanđehit gồm ba loại là novolac, rezol và rezit.
- Nhựa novolac được tạo ra bằng cách đun nóng hỗn hợp andehit fomic và phenol (dư), thêm chất xúc tác là axit.
- Nhựa rezol được thành khi đun nóng hỗn hợp phenol và anđehit fomic theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 với chất xúc tác là kiềm.
- Nhựa rezit được tạo thành khi đun nóng nhựa rezol ở 150 độ C.
Polymer có những ứng dụng gì?
- Polyme cao su được sử dụng làm săm lốp xe, sản phẩm chống mài mòn, sản phẩm đúc, sản phẩm kỹ thuật trong xe hơi, dây điện,….
- Dùng làm dây bọc điện, bao gói, chế tạo bóng thám không, làm thiết bị trong ngành sản xuất hóa học, sơn tàu thủy,…
- Nhựa thông dụng dùng với số lượng lớn, giá rẻ như PP, PE, PVC,….
- Polivinyl axetat được dùng để chế sơn, keo dán, da nhân tạo,…
- Polimetyl acrilat và polymetyl metacrilat được điều chế bằng cách trùng hợp các este tương ứng. Đây là những polime rắn, không màu, trong suốt và dùng để sản xuất các màng, tấm, làm keo dán, da nhân tạo,….
- Polimetyl metacrilat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
Polimetyl metacrilat được dùng làm thủy tinh hữu cơ
- Polistiren được dùng làm vật liệu cách điện và các đồ dân dụng như cúc áo, lược,…
- Nhựa bakelit với thành phần chính là phenolfomandehit được sử dụng làm vật liệu cách điện, chi tiết máy và đồ dùng gia đình.
Tấm nhựa bakelit
Chắc hẳn xong khi theo dõi hết bài viết trên, các bạn đã biết được polymer là gì cũng như biết được cấu tạo phân tử của nó như thế nào, tính chất và ứng dụng của polymer ra sao. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho các bạn.
Hiện nay, LabVIETCHEM đang là một trong những công ty phân phối hóa chất hàng đầu cả nước. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý. Nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm mua hóa chất, hãy truy cập website labvietchem.com.vn để được tư vấn chi tiết nhất.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá