banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Ảnh hưởng của nguồn nước chứa kim loại nặng đối với sức khoẻ

1 Đánh giá
2023-11-18 03:30:57  -   Tài liệu

Nguồn nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và nhiều loài vi sinh vật. Nó giúp đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là chứa kim loại nặng lâu ngày sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn tác hại của kim loại nặng đối với cơ thể như thế nào?

1. Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những chất có thể được tìm thấy trong tự nhiên, nó tồn tại trong đất, nước và môi trường xung quanh và không thể phân huỷ được. Những loại kim loại này có yếu tố nhiễm bẩn tương đối cao trong khoảng từ 3,5 đến 7 g/cm3 nên có thể gây độc đối với con người.

Kim loại nặng tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt

Kim loại nặng tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt

Các kim loại nặng phổ biến bao gồm: 

- Thủy ngân (Hg).

- Cadmium (Cd).

- Asen (As).

- Thallium (Tl).

- Chì (Pb).

- Kẽm (Zn), Niken (Ni), Đồng (Cu),…

Các chất trên có thể là các kim loại cần thiết đối với quá trình trao đổi chất của con người nhưng nếu nồng độ quá cao có thể gây ra độc tính. 

2. Nguy hại khi kim loại nặng trong nước uống

Với tốc độ phát triển của nền công nghiệp hiện nay, việc xả nguồn nước thải của nhà máy trực tiếp ra bên ngoài môi trường có thể là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Người dân khi sử dụng những nguồn nước này làm nước sinh hoạt, ăn uống sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Chẳng hạn như:

- Ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các trẻ thành niên.

- Tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan khác.

- Tăng nguy cơ gây mắc bệnh ung thư.

- Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong khi nhiễm độc quá lớn.

- Các kim loại xâm nhập vào trong cơ thể sẽ gây ra những bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào trong cơ thể gây ra các bệnh thấp khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh về thận….

Sử dụng nguồn nước có chứa kim loại nặng có thể khiến cơ thể giảm hệ miễn dịch

Sử dụng nguồn nước có chứa kim loại nặng có thể khiến cơ thể giảm hệ miễn dịch

3. Tác hại của một số loại kim loại nặng đối với cơ thể

3.1. Cadmium

Cadmium được đánh giá là một trong số kim loại nặng có tính độc hại cao nhất ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp nhất trong thực phẩm.

Nó chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh itai-itai ở Nhật Bản. Tiếp xúc với 1 lượng nhỏ cũng cố thể gây tổn thương gan, thận của con người, gây loét da và ảnh hưởng tới hệ thần kinh. 

Kim loại nặng được sử dụng trong ngành công nghiệp da, sản xuất bộ giấy và cao su. Những công nhân làm việc trong môi trường này cần tuân thủ hết sức nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn trong lao động. 

3.2. Đồng

Đồng là một trong kim loại phổ biến được sử dụng trong sản xuất các vật dụng gia đình, dây điện, các đường ống. Ở hàm lợn nhỏ, nó sẽ có lợi đối với sức khoẻ. Nhưng nếu sử dụng ở nồng độ cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận và dạ dày khiến cho cơ thể bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy.

3.3. Chì

Chì là một trong những kim loại nặng gây nguy hiểm cho con người khi sử dụng ở nồng độ cao. Nó có thể gây tổn thương hệ thần kinh, sảy thai. Trẻ em và trẻ sơ sinh sẽ chịu tác động mạnh mẽ của chì nhiều hơn so với người trưởng thành. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà cũng làm tổn thương đến dạ dày, đường tiêu hoá và nhiều cơ quan quan trọng khác. 

3.4. Thủy ngân

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe rất nhiều cụm từ nhiễm độc thuỷ ngân. Đây là kim loại nặng gây độc tồn tại dưới dạng chất lỏng, có thể tổn thương đến thai nhi, gây co giật và ảnh hưởng tới chức năng sinh lý.

Khi tiếp xúc với chúng có thể gây độc cho hệ thần kinh, gây suy nhược tinh thần, mù lòa và tổn thương thận. 

>> Xem thêm: Xử trí khi nhiễm độc thủy ngân

Hít phải hơi thủy ngân có thể gây tổn thương hệ thần kinh

Hít phải hơi thủy ngân có thể gây tổn thương hệ thần kinh

3.5. Niken

Niken là kim loại tham gia vào quá trình tổng hợp hống cầu nhưng nếu sử dụn ở nồng độ cao có thể phá huỷ tế bào. Điều này có thể làm tổn thương gan, thận, giảm sự tăng trưởng tế bào, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gia tăng nguy cơ bị ung thư. 

3.6. Sắt, mangan

Sắt và mangan đều là những nguyên tố quan trọng, cần thiết đối với với các phản ứng sinh học cho cơ thể. Nhưng nếu nồng độ các chất này trong nước vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra độc tính nguy hiểm đối với cơ thể. Cụ thể như nó làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim. Gây yếu cơ nếu chứa mangan nhiều. 

4. Biện pháp xử lý nguồn nước chứa kim loại nặng

Như chúng ta đã biết, nguồn nước chứa nhiều kim loại nặng sẽ gây ra những độc tính ảnh hưởng tới cơ thể, khiến cho sức khoẻ của chúng ta ngày càng giảm sút hơn. Để giảm thiểu nguy cơ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây.

4.1. Công nghệ màng lọc

Màng lọc nước là những miếng lọc có kích thước vô cùng nhỏ với kích thước các lỗ lọc chỉ cỡ nanomet, giúp lọc bỏ những kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. Với kích thước vô cùng nhỏ, thiết kế bởi lớp màng polymer chỉ cho phép nước mới có thể xuyên qua. Tất cả những tạp chất hay kim loại nặng sẽ được giữ trên màng. Bên cạnh đó, than hoạt tính cũng giúp loại bỏ kim loại nặng một cách hiệu quả. 

Sử dụng máy lọc nước có chứa bộ lọc than hoạt tính sẽ giúp loại bỏ được chất gây hại tối ưu. 

Máy lọc nước 

Máy lọc nước 

4.2. Xử lý sinh học

Áp dụng các công nghệ sinh học trong quá trình sử dụng nước để loại bỏ các chất độc hại. Các phản ứng sinh học dưới sự tác động của vi khuẩn sẽ giúp loại bỏ kim loại nặng và các tạp chất khác. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng đối với xử lý nước thải, không dùng trong xử lý nguồn nước uống. 

4.3. Chất xúc tác quang

Tại các khu công nghiệp, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải bởi vì nó giúp tiết kiệm 1 phần kinh phí và đạt hiệu quả tương đối tốt. Phương pháp này sử khử Cr dưới tia cực tím, tại pH 2 sẽ thêm oxalate để tạo điều kiện giảm Crom. 

4.4. Trao đổi ion

Sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion chất rắn trong nước ở những nơi có nồng độ pH thấp hơn. Các hạt nhựa có khả năng loại bỏ sắt vô cùng hiệu quả. Kim loại nặng do không có khả năng hòa tan ở nồng độ pH trung tính. Ta có thể nhận biết được nguồn nước bị ô nhiễm nặng khi có độ pH> 7. 

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc những tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm kim loại nặng và cách xử lý chúng. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại thông tin để chúng tôi giải đáp. 

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716