banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Tia UV là gì? Cách ngăn chặn tia UV để bảo vệ da hiệu quả

1 Đánh giá
2020-12-08 11:13:24  -   Tài liệu

Đối với chị em phụ nữ, tia UV không phải là cái tên xa lạ mà còn là nỗi ám ảnh đáng sợ. Khi ở cường độ cao, nó gây ra rất nhiều mối nguy hại cho da. Vậy tia UV là gì? Có những loại tia UV nào? Tác hại của tia UV với da như thế nào? Cách ngăn chặn ảnh hưởng của tia UV ra sao? Cùng LabVIETCHEM đi tìm câu trả lời nhé.

Tia UV là gì?

Tia UV là gì?

Tia UV là gì?

- Tia UV (Ultraviolet) hay tia tử ngoại, tia cực tím, thực chất là sóng điện từ (tia điện tử) có sẵn trong ánh sáng mặt trời, bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X. Bước sóng của tia UV dao động trong khoảng từ 10 nm ÷ 380 nm.

- Tia cực tím là bên trên của màu tím, sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Trong khi đó, bước sóng của tia UV vượt ngoài bước sóng của màu tím nên với mắt người, các tia UV là loại tia vô hình với mắt người. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia gồm:

+ Vùng tử ngoại gần là vùng có bước sóng dao động từ 380 ÷ 200nm.

+ Vùng tử ngoại xạ (vùng tử ngoại chân không) là vùng có bước sóng dao động từ 200 ÷ 10nm.

Phân loại tia UV

Các loại tia UV

Các loại tia UV

Dựa vào bước sóng của tia UV mà người ta chia ra làm 3 loại, bao gồm:

- Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A, dao động từ 400 – 315nm) chiếm 95% trong tổng lượng bức xạ tia nắng mặt trời và gần như xuất hiện ở mọi nơi có ánh sáng mặt trời. Nó có khả năng đâm xuyên cao, xuyên qua quần áo và cửa kính và khiến da chúng ta nhăn nheo, sạm, nám, thậm chí phá hủy Collagen, thúc đẩy quá trình lão hóa da. Sử dụng oxit kẽm và oxit titan sẽ rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.

- Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B từ 290 - 320 nm) không nguy hiểm như tia UVA vì nó đã bị suy giảm bởi tầng khí quyển nhưng nó vẫn gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da, khiến da bị khô nẻ, sạm, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng.

- Tia UVC (bước sóng từ 280 – 100 nm) là loại tia có năng lượng và mức phá hủy cao nhất so với 2 loại tia còn lại. Nó có thể tiêu diệt axit nucleic trong tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống. Vì vậy, nó được xem là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Tuy nhiên, một điều may mắn là nó gần như đã bị chặn hoặc suy yếu đáng kể bởi tầng ozone của khí quyển.

Ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe con người

Tia UV không chỉ gây hại đến sức khỏe, nhất là da như chúng ta vẫn nghĩ, mà nó còn có những lợi ích nhất định. Cụ thể như sau:

1. Tác động tích cực

Xảy ra khi chỉ số tia UV từ 0 – 2 và khoảng thời gian tiếp xúc vừa phải.

- Chỉ số tia UV < 2: Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D3, loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi để xương, răng chắc khỏe hơn cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nó chỉ có lợi và an toàn trong khoảng thời gian từ 5 – 7h sáng.

- Giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da hiệu quả như vảy nến,

- Được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm diệt khuẩn hằng ngày như máy lọc nước, máy tiệt trùng…nhờ khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh bằng cách xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, làm phá hủy DNA, và ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng.

- Giúp kích thích não bộ con người tạo ra tryptamines – một loại hoạt chất giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu, tâm trạng thoải mái khi làm việc, vận động.

2. Tác động tiêu cực của tia UV

Tia UV gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người

Tia UV gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người

- Tia UVA có khả năng xuyên qua mây mù, không khí và làm lão hóa da. Nó cũng có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hoặc võng mạc trong mắt. Nếu tiếp xúc quá lâu sẽ gây hiện tượng đục nhân mắt hoặc thoái hóa hoàng điểm.

- Tia UVB tăng kích thích quá trình chuyển hóa Melanin – sắc tố gây sạm da, tổn thương da, khiến da bạc màu và xuất hiện các nếp nhăn trước tuổi. Nó cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.

- Tia UVC gây ung thư da.

- Chỉ số UV từ 8 - 10 tiếp xúc với da người trong khoảng 25 phút có thể gây bỏng.

- Chỉ số UV lớn hơn 11 sẽ rất nguy hiểm, có thể khiến da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

- Có khả năng gây ức chế hệ miễn dịch: Cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu kéo dài đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Lặp lại lâu ngày sẽ làm giảm hệ miễn dịch của con người.

Cách ngăn chặn tia UV để bảo vệ da

Giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của tia UV cho làn da là gì?

Giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của tia UV cho làn da là gì?

1. Bôi kem chống nắng

- Lựa chọn kem chống nắng có phổ rộng, chống cả tia UVA và UVB, chỉ số SPF ≥ 30, không thấm nước. Loại có chỉ số SPF càng cao thì chống nắng càng tốt, bảo vệ càng lâu. Bạn cũng có thể căn cứ vào chỉ số PA + để biết khả năng chống nắng. Sản phẩm tốt có chỉ số PA+++ đến PA++++ là tốt nhất.

Cơ chế bảo vệ của các loại kem chống nắng

Cơ chế bảo vệ của các loại kem chống nắng

- Bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20 – 30 phút và sau 30 – 60 phút thì thoa lại nếu cơ thể vận động ra mồ hôi nhiều.

Thoa kem chống nắng trước khi da ngoài khoảng nửa tiếng sẽ hiệu quả tốt nhất

Thoa kem chống nắng trước khi da ngoài khoảng nửa tiếng sẽ hiệu quả tốt nhất

2. Uống viên uống chống nắng

- Viên uống chống nắng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể, trung hòa gốc tự do, sửa chữa ADN đã hư hại, giúp phòng ngừa ung thư da và chống lão hóa một cách hiệu quả.

- Bạn nên sử dụng viên uống chống nắng từ 30 – 60 phút trước khi ra ngoài và lặp lại sau 6 giờ.

Viên chống nắng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa

Viên chống nắng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa

3. Mặc trang phục chống nắng chuyên dụng trước khi ra ngoài

- Bạn nên chọn các loại trang vải dày, sáng màu, vải có khả năng chống nắng để bảo vệ da tốt hơn.

- Khi ra ngoài, bạn cũng nên mang mũ rộng vành, khẩu trang, kính bảo vệ mắt.

Mặc trang phục bảo hộ chống nắng chuyên dụng

Mặc trang phục bảo hộ chống nắng chuyên dụng

4. Hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm

Khoảng thời gian từ 10 – 16h là lúc tia UV hoạt động mạnh nhất. Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì bạn không nên ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, hãy nhớ bôi kem chống nắng hoặc uống viên chống nắng trước và mang trang phục chống nắng.

5. Dùng phim cách nhiệt chống tia UV

- Bạn nên dán phim cách nhiệt lên kính ô tô hoặc cửa kính nhà. Cách này sẽ giúp ngăn chặn khoảng 80% ảnh hưởng của tia UV với sức khỏe con người. Nó cũng giúp đồ đạc được bảo vệ tốt hơn.

Sử dụng  phim cách nhiệt chống tia UV cho oto

Sử dụng phim cách nhiệt chống tia UV cho oto

- Đối với chọn phim cách nhiệt chống tia UV cho oto, bạn nên chọn loại xuyên sáng tốt, không gây chói lóa để đảm bảo khả năng quan sát của người lái.

6. Hạn chế các nguồn bức xạ nhân tạo có trong ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại

7. Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên ăn nhiều trái cây chứa các chất chống oxy hóa như dâu tây, dưa hấu, cam bưởi, ớt chuông đỏ, trà xanh,…, uống nhiều nước để khỏe đẹp từ bên trong, ưu tiên các loại rau giàu vitamin K như mồng tơi, rau má,....

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chắc hẳn qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được rất nhiều thông tin hữu ích về tia UV là gì? Mức độ nguy hiểm cũng như cách ngăn chặn tia UV hiệu quả. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm các kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và làn da mình tốt nhất.

 Xem thao:

 

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716