Trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể ẩn chứa rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số loại hóa chất độc hại trong thực phẩm mà bạn nên biết để hạn chế nhằm đảm bảo sức khỏe.
Organophosphate có thể có trong các sản phẩm nông nghiệp
Organophosphates là chất có trong một số loại thuốc trừ sâu nông nghiệp. Organophosphates gây hại tới hệ thần kinh, cản trở chức năng của các bộ phận trong cơ thể,... gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chất này được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động ở trẻ em.
Trong nông nghiệp Organophosphates được dùng để diệt sâu bọ trên cây trồng, vì vậy một số sản phẩm nông nghiệp có thể còn tồn dư Organophosphates. Nếu hấp thụ liên tục, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy hãy lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng để sử dụng.
Thực phẩm là con đường phơi nhiễm dioxin chủ yếu
Dioxin là một trong những loại hóa chất độc hại nhất cho con người và môi trường. Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất công nghiệp liên quan đến clo như sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất giấy,... Ở Việt Nam, Dioxin trong môi trường chủ yếu do Mỹ rải xuống trong suốt 10 năm chiến tranh.
Dioxin có trong đất, nước hoặc từ thuốc bảo vệ thực vật sẽ ngấm vào các loại lương thực, thực phẩm. Khi con người ăn phải những loại thực phẩm này sẽ bị nhiễm dioxin. Các nghiên cứu cho thấy 90% lượng dioxin từ môi trường đi vào cơ thể con người qua thực phẩm.
Dioxin gây tác động lên hoạt động của tế bào, làm biến dạng ADN gây dị tật cơ thể, rối loạn thần kinh, ung thư và các bệnh di truyền...
3. Chất tạo màu camel
Chất tạo màu nhân tạo có trong thực phẩm
Chất tạo màu camel có trong rất nhiều loại đồ ăn, đồ uống như nước giải khái, bánh kẹo, bia, các loại nước sốt có màu,... mà chúng ta thường sử dụng.
Chất tạo màu camel chứa chất một số chất gây ung thư như 2-methylimidazole và 4-methylimidazol, các chất này nếu tích tụ lượng lớn trong cơ thể gây ung thư. Các loại đồ ăn và đồ uống trên thị trường hiện nay hầu hết vẫn đảm bảo nồng độ 4-mel cho phép nhưng các bạn vẫn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa phẩm màu.
4. BHA (Butylated Hydroxyanisole)
BHA - hóa chất độc hại trong thực phẩm
BHA là chất chống oxi hóa thường có trong các loại thực phẩm có chứa chất béo như bánh kẹo, khoai tây chiên, bắp rang bơ, ngũ cốc, mứt, thịt, xúc xích,... để đảm bảo dầu trong chúng không bị hỏng.
BHA nếu hấp thụ ở liều lượng nhỏ không gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu hấp thụ phải liều lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận,... và có thể gây ung thư.
Một số chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng trong thực phẩm nhằm giúp con người giảm bớt lượng đương đưa vào cơ thể, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị tiểu đường. Các sản phẩm có vị ngọt trên thị trường hiện nay hầu như đều chứa chất tạo ngọt nhân tạo. Tuy nhiên chúng lại có những tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe con người.
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi hệ sinh vật đương ruột, gây trình trạng không hấp thụ glucozo, khiến lượng đường trong máu tăng cao và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, làm hại tế bào não và có thể gây ung thư.
6. Thạch tín
Thạch tín có thể có trong thực phẩm
Thạch tín có tên hóa học là asen, thạch tín vô cơ là một chất cực độc thường có trong mạch nước ngầm, nước bề mặt,... Thạch tín có thể có trong cá, gạo, bia, rượu,... do nguồn nước nhiễm thạch tín.
Chỉ hấp thu phải một lượng thạch tín khoảng 0.06g cũng đủ để gây ngộ độc và tử vong. Nếu hấp thụ liều lượng nhỏ thạch tín trong thời gian dài sẽ gây viêm ruột, viêm dạ dày, rụng tóc, đau mắt, đau tai, giảm cân,... Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra còn có các nhóm hóa chất độc hại khác có thể kể đến như:
- Chì
Chì nguyên tố bản thân không độc nhưng hợp chất của nó lại rất độc. Con người có thể bị nhiễm chì khi ăn phải rau củ quả tươi trồng trong đất, tưới nước nhiễm chì hoặc qua tiếp xúc với các loại sơn, ắc quy, pin, mỹ phẩm,….
- Bisphenol A (BPA)
BPA thường được dùng để sản xuất lớp lót bên trong của hộp đựng thực phẩm. BPA có nhân vòng nên có thể gây rối loạn nội tiết và ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
- Clenbuterol
Clenbuterol vốn được dùng làm thuốc trị hen nhưng nó có tác dụng làm giảm mỡ nên nhiều người đã trộn vào thức ăn gia súc để tạo nạc. Nếu người ăn phải, nhất là bệnh nhân tim mạch sẽ rất dễ bị ngộ độc.
- Diêm tiêu
Diêm tiêu thường bị lạm dụng để tạo màu đỏ đậm cho jambon, xúc xích, lạp xường. Khi vào cơ thể người, nó sẽ bị biến đổi thành nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, các loại dưa muối xổi cũng chứa nhiều nitrosamine.
Diêm tiêu thường bị lạm dụng để tạo màu đỏ đậm cho jambon, xúc xích, lạp xường
Dưa muối xổi cũng chứa nhiều nitrosamine
- Phospho hữu cơ
Phospho hữu cơ là một nhóm thuốc trừ sâu dùng trong ngành nông nghiệp và cũng chứa trong các loại rau quả, gây ức chế enzyme phân hủy acetyl choline. Ngộ độc phospho hữu cơ sẽ khiến bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền thần kinh, tim mạch …dễ dẫn đến tử vong.
- Rhodamine B
Rhodamine B là loại chất màu nâu đỏ công nghiệp, được nhiều nhà sản xuất dùng để nhuộm màu tương ớt, hạt dưa, nước lẩu,…Ăn thực phẩm chứa rhodamine B rất dễ bị ung thư.
Ăn thực phẩm chứa rhodamine B rất dễ bị ung thư
- Ure
Ure có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rẻ nên nhiều người đã sử dụng để bảo quản hải sản tươi sống. thực phẩm và gián tiếp gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Nếu hàm lượng ure quá cao có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh...
- Auramine O
Auramine O là tên thương mại của chất diarylmethane dùng để nhuộm vải, giấy, quét tường nhưng bị nhiều người sử dụng để nhuộm thịt gà. Nhiễm độc Auramine O qua đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, qua đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy và qua tiếp xúc da sẽ gây ngứa, bong tróc da.
Auramine O bị nhiều người lạm dụng để nhuộm thịt gà
Trên đây là một số hóa chất độc hại trong thực phẩm mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ cho quý bạn đọc. Chúng ta hãy cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân.
Tìm kiếm liên quan: nguồn gốc chất độc có trong thực phẩm, hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm, chất độc trong thực phẩm là gì, thực phẩm chứa chất độc hại, hàn the thuộc nhóm hóa chất độc hại nào, thế nào là chất độc có trong thực phẩm
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá