banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Khuẩn lạc là gì? Hình thái, phân loại và phương pháp đếm khuẩn lạc

1 Đánh giá
2024-04-08 16:14:50  -   Tài liệu

Khuẩn lạc là gì? Hình thái khuẩn lạc ra sao? Có bao nhiêu loại và phương pháp đếm khuẩn lạc là gì? Những câu hỏi thắc mắc trên sẽ được LabVIETCHEM giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Khuẩn lạc là gì?

Khuẩn lạc là tập hợp các vi khuẩn phát triển tập trung thành cụm (Colony) mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường khi chúng phát triển trên bề mặt của một giá thể cứng.

Hiểu một cách đơn giản thì khi ta nuôi cấy một vi sinh vật nào đó trong một môi trường nuôi cấy, chúng sẽ tăng trưởng và phát triển thành các khuẩn lạc. 

Khuẩn lạc

Khuẩn lạc

2. Hình thái của khuẩn lạc

Hình thái của khuẩn lạc rất đa dạng tùy thuộc vào loại vi khuẩn và điều kiện môi trường. 

Quan sát dưới kính hiển vi, sẽ thấy chúng sẽ có hình dáng và kích thước đồng nhất, mọc thành cụm.

Các cụm vi khuẩn thường có đường kính từ một vài micromet đến một vài mười micromet. 

Màu sắc của khuẩn lạc có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vi khuẩn và điều kiện môi trường, thường là màu trắng hoặc màu vàng khi được nhìn thấy dưới ánh sáng.

3. Các đơn vị tính khuẩn lạc

3.1. Colony form units - CFU

Đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU (viết tắt từ chữ Colony Forming Units) là một đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng để ước tính số lượng vi khuẩn hoặc tế bào nấm trong một mẫu thử nghiệm cụ thể. Khi thực hiện kiểm tra vi sinh vật trong một mẫu thử nghiệm, việc đếm khuẩn lạc trên đĩa Petri hoặc trên đĩa môi trường chuẩn bị sẵn (như đĩa Compact Dry) được thực hiện. Kết quả đo được ở dưới dạng đơn vị CFU/mL, CFU/g hoặc CFU/25g.

Đơn vị CFU/g và CFU/25g thường được sử dụng cho các mẫu thử nghiệm dạng rắn, như thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

Trong khi đó, đơn vị CFU/mL thường được sử dụng cho các mẫu thử nghiệm ở dạng dung dịch, như mẫu nước nuôi trồng thủy sản và nước trái cây.

3.2. Most Probable Number - MPN

MPN là viết tắt của Most Probable Number, hay có thể hiểu là "số có xác suất lớn nhất". MPN thường được sử dụng để đo lường số lượng vi khuẩn trong một thể tích nhất định của mẫu chất lỏng.

3.3. Sự khác nhau giữa CFU và MPN

CFU và MPN đều là đơn vị được công nhận bởi nhiều tổ chức khoa học quốc tế, trong đó có Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA và tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Tùy theo phương pháp nuôi cấy mà sử dụng đơn vị tính thích hợp. 

- CFU là một đơn vị đo lường số lượng vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác trong một mẫu thử nghiệm nhất định. Thông thường, CFU được tính bằng cách sử dụng phương pháp đổ đĩa hoặc cấy trang, sau đó đếm số lượng các đơn vị hình thành khuẩn lạc. Trong quá trình đếm CFU, vi khuẩn được nuôi trên một môi trường đặc, chẳng hạn như thạch. Sau một khoảng thời gian phát triển, khuẩn lạc sẽ được đếm bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng các công nghệ hiện đại.

- Trái ngược với CFU, phương pháp đo MPN (Most Probable Number) thường được tính toán theo phương pháp lên men. Trong quá trình này, mẫu được nuôi trên một môi trường lỏng, như môi trường lên men. Thay vì đếm trực tiếp, kết quả MPN được xác định thông qua việc so sánh với bảng xác suất.

4. Các cách đếm khuẩn lạc phổ biến

4.1. Pha loãng, cấy và ủ mẫu

Trước khi thực hiện việc đếm khuẩn lạc, cần thực hiện quá trình pha loãng mẫu và nuôi cấy mẫu trên địa thạch. Bước này nhằm giảm thiểu tình trạng các khuẩn lạc riêng rẽ phát triển chồng nên nhau, giảm thiểu sai sót và cho kết quả chính xác hơn. 

Cách tiến hành: Pha loãng mẫu vi sinh vật với dung dịch rồi tiếp tục pha với dịch mẫu ban đầu. Thực hiện thao tác này từ 6-10 lần. Tiếp theo dàn đều dung dịch lên đĩa thạch và ủ. Sau khoảng thời gian từ 4 đến 7 ngày ủ, số lượng khuẩn lạc đã phát triển có thể được đếm.

Nuối cấy khuẩn lạc

Nuối cấy khuẩn lạc

4.2. Phương pháp đếm khuẩn lạc thủ công

Quy trình đếm khuẩn lạc thường được thực hiện bằng cách đếm từng điểm khuẩn lạc một cách tuần tự. Một phương pháp áp dụng phổ biến là sắp xếp các đĩa Petri trong một lưới và đếm số khuẩn lạc trong mỗi ô của lưới đó. Đồng thời, làm đánh dấu các khuẩn lạc đã đếm được ở mặt sau của đĩa Petri để tránh sự nhầm lẫn.

Để đảm bảo tính tính chính xác và giảm sai số nên đếm tối thiểu ba đĩa Petri. Đĩa Petri có số khuẩn lạc dao động nằm trong khoảng từ 30 đến 300 mới sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn. Còn đối với những đĩa petri có quá nhiều hoặc quá ít khuẩn lạc thì cần phải pha loãng và nuôi cấy lại để cho kết quả chính xác hơn.

Đếm khuẩn lạc thủ công

Đếm khuẩn lạc thủ công

4.3. Phương pháp đếm khuẩn lạc tự động

Quá trình đếm khuẩn lạc thủ công tốn rất nhiều thời gian và có thể dễ dàng gặp phải những sai sót do yếu tố chủ quan của người thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể sử dụng các thiết bị đếm khuẩn lạc tự động. 

Máy đếm khuẩn lạc tự động hoạt động bằng cách chụp một bức ảnh của đĩa chứa khuẩn lạc, sau đó tách các khuẩn lạc ra khỏi nền và sử dụng một thuật toán để đếm chúng. Mặc dù điều này cho kết quả nhanh nhưng thuật toán có thể gặp khó khăn khi phải phân biệt các khuẩn lạc trong trường hợp hai hoặc nhiều khuẩn lạc chồng lấn ở vùng rìa của đĩa. 

Mong rằng với những kiến thức LabVIETCHEM chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về khuẩn lạc và tìm ra được phương pháp phù hợp để đếm khuẩn lạc. Nếu bạn đọc có nhu cầu mua đĩa peptri, môi trường nuôi cấy khuẩn lạc, hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm:

Vi sinh vật cần môi trường nuôi cấy như thế nào?

Tổng hợp các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật hiện nay

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716