banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Nấm mốc và những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết?

1 Đánh giá
2024-02-29 16:02:37  -   Tài liệu

Nấm mốc - một loại sinh vật tồn tại khắp nơi trong cuộc sống chúng ta - nó có lợi và gây hại như thế nào đối với cuộc sống con người, nó tồn tại ở những dạng nào? Cùng LabVIETCHEM đi nghiên cứu về loài sinh vật thú vị này ngay trong bài viết dưới đây để có thể mở mang được tầm nhìn về thế giới xoay quanh chúng ta nhé.

1. Nấm mốc và những đặc điểm về hình thái của chúng

Khi tìm hiểu về các loại nấm mốc, đầu tiên chúng ta cùng đi xem mốc xuất hiện trong cuộc sống chúng ta với những hình thái như thế nào và chính xác nó chính là sinh vật gì. Cùng tham khảo những thông tin thú vị sau để có thể hiểu chính xác cùng chúng tôi nhé.

1.1. Nấm mốc là sinh vật như thế nào?

Trong cuộc sống chúng ta tồn tại những sinh vật chân hạch (hay chính là sinh vật nhân thực) mà trong đó điển hình có nấm mốc. Đây là một sinh vật có tế bào có phần đặc biệt hơn đa số tế bào thực vật khác khi bản thân nó không mang sắc tố diệp lục. Thêm nữa, đây thực chất là một loại thực vật mang đời sống ký sinh với tế bào có vách được cấu tạo gồm chitin.

Đa số tế bào nấm mốc ở dạng đa bào hình sợi, số ít là những tế bào đơn bào, chúng có hình thức sinh sản bằng bào tử. Đây là hình thức sinh sản khá phổ biến ở giới sinh vật, vi sinh vật đã được phổ biến trong thế giới sinh học từ rất lâu.

Nấm mốc là sinh vật như thế nào?

Nấm mốc là sinh vật như thế nào?

1.2. Đặc điểm cấu tạo và hình dạng thực tế

  • Cấu tạo tế bào: Cấu tạo bởi vô số sợi chitin, số ít còn có cellulose. Tế bào chất chứa nội mạc, chứa không bào và cả ty thể.
  • Hình dạng bên ngoài: Có thể xuất hiện nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến như các tế bào hình trứng, tế bào hình sợi (xuất hiện khi tồn tại ở thể đơn bào), sợi có vách ngăn (khi xuất hiện ở thể đa bào).
  • Kích thước: Nhỏ, có đường kính thông thường từ 3-5 micromet, số ít lên đến 1mm.
Đặc điểm cấu tạo và hình dạng thực tế

Đặc điểm cấu tạo và hình dạng thực tế

2. Các loại nấm mốc hay gặp nhất

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về thế nào là nấm mốc và chúng có đặc điểm cấu tạo ra sao, kích thước và hình dạng thực tế như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu thêm về những loại nấm hay xuất hiện nhất, xem chúng có đặc điểm riêng như thế nào nhé. Những loại nấm phổ biến mà chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bao gồm: Nấm mucor, nấm mốc trắng và mốc xanh.

2.1. Mốc mucor

Nấm Mucor là một trong những loại nấm xuất hiện phổ biến trong đời sống hằng ngày. Nó thường xuất hiện trên các loại thực phẩm, hạt, thức ăn gia súc.

Cấu tạo có chứa các ty khuẩn với tế bào đơn phân nhánh. 

Về hình thái xuất hiện thì nấm mucor thường mới xuất hiện thì sẽ có màu trắng, sau đó dần dần sẽ chuyển sang màu xám đồng thời trở thành khối mịn, nếu gặp ẩm có thể biến thành lớp màu xanh.

2.2. Nấm mốc trắng

Một loại nấm mốc phổ biến phải kể đến nữa đó chính là mốc trắng, đây là loại nấm có đặc điểm bên ngoài là các sợi, phân nhánh. 

Về màu sắc thì được gọi là nấm trắng tuy nhiên loại nấm này thông thường gần như là trong suốt, không màu. 

Về hình thức sinh sản thì nó cũng khá tương đồng với các loài vi sinh khác khi mang cho mình hình thức sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính) với tế bào không có cách vách ngăn.

2.3. Nấm mốc xanh

Giống như tên gọi của nó , nấm mốc xanh sẽ là những loại nấm mang trong mình bào tử có màu xanh, thường là màu xanh lá. Trong số những loại nấm này, mốc và Penicillium và mốc Aspergillus là hai điển hình đặc trưng nhất, chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực có độ ẩm cao, những điều kiện khiến thực phẩm dễ bị hỏng.

nấm mốc xanh

Nấm mốc xanh

3. Ứng dụng của nấm mốc trong đời sống

3.1. Trong sản xuất và chế biến thực phẩm

Một số loại nấm mốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất đồ uống và thực phẩm . Điển hình là mốc Koji, một nhóm thuộc chủng loài mốc Aspergillus, đã trở thành một lựa chọn quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là tại vùng Đông Á suốt hàng thế kỷ qua.

Mốc Koji được ưa chuộng để lên men hỗn hợp bột mì và đậu nành, từ đó sản xuất ra những sản phẩm phổ biến như xì dầu, nước tương và miso. Không chỉ vậy, mốc này còn có khả năng phân giải tinh bột trong nhiều loại nguyên liệu như khoai lang, đại mạch, gạo và các thực phẩm khác chứa tinh bột.

Quá trình thủy phân tinh bột chủ yếu được áp dụng trong việc sản xuất một số loại rượu chưng cất. Ngoài ra, mốc Koji còn có ứng dụng trong việc chế biến da cá bào. Trong khi đó, mốc Monascus Purpureus được sử dụng để tạo ra gạo đỏ lên men, một món ăn phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người châu Á.

Sự xuất hiện đa dạng của loại mốc mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, đặc biệt là khi chúng có khả năng tạo ra các hợp chất có tác động tích cực đối với sức khỏe. Một ví dụ điển hình là khả năng của mốc này trong tạo ra hợp chất monacolin, có khả năng ngăn chặn quá trình tổng hợp cholesterol.

Ứng dụng của mốc trong chế biến thực phẩm còn được thể hiện thông qua nhiều chủng loại khác nhau. Cụ thể, mốc Fusarium venenatum nổi bật với khả năng sản xuất quorn, một loại thực phẩm thay thế thú vị và giàu protein. Mốc neurospora sitophila được sử dụng để chế biến oncom, một món ăn truyền thống có nguồn gốc từ Indonesia. Trong khi đó, mốc geotrichum candidum được ứng dụng để sản xuất phô mát, trong khi penicillium spp được sử dụng để tạo ra pho mát xanh với hương vị đặc trưng. Những ứng dụng đa dạng này chứng minh vai trò quan trọng của các loại mốc trong nghệ thuật chế biến thực phẩm.

3.2. Sản xuất dược phẩm

Ngoài việc có ứng dụng rộng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, nấm mốc còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực dược phẩm. Một minh chứng rõ nhất là penicillin, một loại kháng sinh được sản xuất từ mốc penicillium. Hơn nữa, mốc cũng được sử dụng để tạo ra các loại thuốc giảm nồng độ cholesterol dưới dạng statin.

Mốc Tolypocladium inflatum là nguồn gốc của thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine, có tác dụng ức chế sự đào thải và thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật ghép tạng. Ngoài ra, loại mốc này cũng có thể được áp dụng để sản xuất thuốc hạ dịch mật.

Đặc biệt, một số loại nấm mốc không chỉ có khả năng tiêu diệt côn trùng hại thông qua phương pháp ký sinh mà còn có khả năng phân giải chất hữu cơ. Do đó, chúng được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng cường độ màu cho đất. Ngoài ra, mốc còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền học.

4. Những tác hại của nấm mốc đối với sức khỏe

Không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng mà nấm mốc mang lại cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng lợi ích này chỉ xuất phát từ một số chủng mốc cụ thể với ứng dụng hữu ích. Đối với đa phần các loại mốc khác, chúng thường mang theo ảnh hưởng tiêu cực.

Về mặt sinh hoạt, mốc có khả năng gây hại đến quần áo, vật dụng và các công trình, cũng như có thể làm nảy sinh các bệnh lý cho động thực vật. Ngay cả những loại mốc phát triển trên bề mặt vật liệu xây dựng cũng có thể tạo ra các chất độc tố có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Chẳng hạn, mốc Aspergillus có thể tạo ra độc tố gây bệnh hen suyễn, bệnh phổi và ung thư; mốc penicillin có thể gây bệnh hô hấp; mốc trichoderma ảnh hưởng đến sức khỏe tim gan; và mốc stachychotrys có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, và trầm cảm.

Mốc có khả năng tạo ra độc tố mycotoxin, là nguyên nhân chính gây ra rủi ro về sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với liều lượng cao của độc tố nấm này có thể dẫn đến các vấn đề về hệ thần kinh, thậm chí đưa đến tình trạng tử vong. Nguy cơ càng tăng nếu tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian dài, có thể gây hại đến đường hô hấp và tạo ra hậu quả nặng nề hơn.

Không chỉ có mốc trên vật liệu, các chủng nấm trên thực phẩm cũng mang theo nguy cơ đáng kể. Những loại mốc ít độc hoặc bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ có thể gây ra hiện tượng ngộ độc nhẹ, xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, và choáng váng.

Trong trường hợp độc tố nấm tích tụ hoặc lâu dài, nhiều bệnh nan y có thể xuất hiện. Chẳng hạn, ochratoxin có thể gây chứng suy thận, aflatoxin dẫn đến chứng ung thư gan, và mốc fumonisins có thể liên quan đến ung thư buồng trứng. Vì nhiều độc tố trong mốc khó phân hủy bởi hóa chất hoặc nhiệt độ, nên cần phải đề cao sự cẩn trọng khi sử dụng.

Nấm mốc trên bánh mì

Nấm mốc trên bánh mì

Qua bài viết phía trên đây về nấm mốc, các loại nấm, về công dụng, tác hại của nó trong đời sống thì chắc các bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về loại sinh vật này. Hy vọng những thông tin này đem lại cho bạn hứng thú cũng như một cái nhìn chính xác hơn về thế giới chúng ta, hiểu hơn về các sinh vật sống để từ đó biết cách hòa nhập hơn với chúng, tạo nên một cuộc sống an toàn, sức khỏe và lành mạnh hơn nhé,

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716