banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở VN và thế giới

1 Đánh giá
2021-08-31 14:46:50  -   Tài liệu

Ô nhiễm môi trường nước đang là chủ đề nóng tại Việt Nam. Theo các tài liệu thống kê không chính thức, có đến 9.000 người chết và phát hiện 100.000 người bị nhiễm ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Mặc dù các cấp, các Ban ngành đã ra sức kêu gọi và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng như hiện nay.

Hình ảnh ô nhiễm nước tại sông ngòi tại Việt Nam

Hình ảnh ô nhiễm nước tại sông ngòi tại Việt Nam

Cuối năm 2018, theo kết quả khảo sát: Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật và hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất rắn công nghiệp và có đến 630.000 tấn chất thải nguy hại ra môi trường. Theo ước tính trong tổng số 183 khu công nghiệp thì có tới 60% đơn vị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị lớn, chỉ có khoảng 60% chất thải rắn được thu gom nhưng cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, các chất thải đều là hóa chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm, dầu mỡ,... chưa được xử lý đã được thải ra các sông, hồ tự nhiên gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống của người dân. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nghiên cứu được quan tâm tại các trường đại học nhằm tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả, cải thiện môi trường, đem đến cuộc sống trong lành cho người dân.

Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà ở đó các sông, hồ, biển, nguồn nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,... gây hậu quả lớn đến cuộc sống của con người và các sinh vật tự nhiên.

Hiến chương Châu Âu đã có định nghĩa về ô nhiễm nước là gì như sau: Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi nói chung do con người tác động đến chất lượng nước, làm nhiễm bẩn và có thể gây nguy hiểm cho con người, cho động vật, cho ngành công nông nghiệp.

Nguồn nước sạch tinh khiết đã trở nên ô nhiễm vẩn đục do tác động của con người

Có những loại ô nhiễm nguồn nước nào?

Có nhiều cách để phân loại ô nhiễm nguồn nước, cụ thể như sau:

- Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm:

+ Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp.

+ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp

+ Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt.

- Dựa vào môi trường ô nhiễm:

+ Ô nhiễm nước ngọt.

+ Ô nhiễm biển.

+ Ô nhiễm đại dương.

- Dựa vào tính chất của ô nhiễm:

+ Ô nhiễm vật lý

+ Ô nhiễm hóa học

+ Ô nhiễm sinh học.

Mặc dù được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung, ô nhiễm nguồn nước có ba loại chính là ô nhiễm vật lý, hóa học và sinh học.

  • Ô nhiễm vật lý

Trong nước thải có các chất rắn không tan (gốc vô cơ hoặc hữu cơ, thường có màu hữu cơ). Các chất này khiến lượng chất lơ lửng trong nước tăng lên kéo theo độ đục cũng tăng và làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

Ngoài ra, muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol... có trong chất thải công nghiệp cũng làm cho nước có vị không bình thường. Amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ còn tảo xanh làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh giống cá.

  • Ô nhiễm hóa học

Nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và Crom, Niken, Mangan, Đồng,...thải ra do quá trình luyện kim và các công nghệ khác đều là những chất độc gây hại cho thủy sinh vật. Lượng dư nitrat, phophat trong phân bón sẽ vào các dòng nước mặt, nước ngầm gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ và yếm khí ở các lớp nước dưới.

Ngòa ra, các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học nguồn nước.

  • Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm sinh học chủ yếu do các tác nhân hữu cơ có thể lên men trong chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,lò mổ....

Nguồn gốc, tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước

1. Ô nhiễm nước do tự nhiên

+> Mưa lớn, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đã vô tình đem đến một lượng chất thải bẩn, các xác sinh vật vào trong môi trường nước.

+> Do sự phun trào núi lửa, mực nước biển dâng cao hoặc cũng có thể do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao trong đó có chứa các chất như Arsen, Fluor, kim loại nặng (tác nhân gây ung thư),.... vào trong môi trường nước.

Ô nhiễm nguồn nước do thiên tai lũ lụt gây ra

Ô nhiễm nguồn nước do thiên tai lũ lụt gây ra

2. Ô nhiễm nước do con người

Con người là tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước thông qua các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp,... vào môi trường nước. 

  • Từ sinh hoạt hàng hàng

Tính đến tháng 4/ 2019 dân số Việt Nam là hơn 97 triệu người kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước tăng cao, việc khoan giếng bừa bãi hay việc sử dụng nước sạch không hợp lý, lượng chất thải sinh hoạt tăng lên đã vô tình phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có của nguồn nước. 

Đặc biệt, chỉ cần một tờ giấy, một hộp sữa hay một túi nilon thải ra môi trường ao hồ, gây ra ô nhiễm môi trường nước, làm mất cảnh quan gây ra tình trạng tắc nghẽn đường ống. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì nhiều người vẫn thiếu ý thức, bỏ rác bừa bãi, theo số lượng nghiên cứu gần đây thì Việt Nam nằm trong số 5 Quốc gia xả rác hàng đầu ra biển và đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên Thế Giới.

Ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh hoạt hàng ngày của con người thải ra môi trường

Nước thải sinh hoạt hàng ngày của con người thải ra môi trường

  • Từ chất thải công nghiệp

Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của con người làm cho nguồn nước thải tăng lên ngấm vào mạch nước ngầm đã gây đến ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. 

Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí kể cả những khu chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm,... cũng đã góp phần gây ô nhiễm nước tại Việt Nam. Theo thống kê thì nước ta có hơn 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và có đến 4.500 làng nghề cùng với 13.500 cơ sở y tế hàng ngày đã phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và khoảng 125.000 mét khối nước thải y tế ra môi trường nước.

Ô nhiễm môi trước nước - Nước thải công nghiệp không được xử lý ra môi trường bên ngoài

Nước thải công nghiệp không được xử lý ra môi trường bên ngoài

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước được chia theo 2 cách chính:

- Theo thành phần chất gây ô nhiễm trong nước

- Theo hoạt động gây ô nhiễm

1. Theo thành phần chất gây ô nhiễm trong nước

Các ion hòa tan và các hợp chất hữu cơ là 2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. 

1.1. Các ion hòa tan có trong nước

Trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng lớn các loại ion hòa tan có trong nước như: K+, Na+, Cl-, SO42-. Còn trong nước thải công nghiệp thì các ion kể trên còn có thể chứa các kim loại nặng như Hg, Pb, As, Cd, Cr,... là những tác nhân gây ngộ độc, gây ung thư nếu con người uống phải, cụ thể từng loại:

  • Các chất dinh dưỡng

Muối Nitơ và Phopho là các chất dinh dưỡng giúp cho thực vật, rong tạo phát triển mạnh ở nồng độ thích hợp. Các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, mặc dù không độc hại đối với con người nhưng khi nồng độ lớn sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, hiện tượng tảo phát triển mạnh, nước hồ trở nên xanh, đồng thời xuất hiện một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến ao hồ trở thành vùng đầm lầy, cuộc sống của động vật thủy sinh sẽ bị hủy diệt.

  • Ion SO42- (Sunfat)

Nồng độ sulfat cao ở trong nước biển, nước phèn, nguồn nước tự nhiên. Nồng độ Sulfat cao có thể do bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric gây ăn mòn đường ống, bê tông, thậm chí có thể gây hại cho cây trồng ở nồng độ cao.

  • Ion Cl- (Clorua)

Clorua là một trong những ion hòa tan quan trọng trong nước thải. Tuy nhiên, trong môi trường nước khi mà Clorua kết hợp với các loại ion khác như Natri, Kali gây ra mùi vị cho nước. Khi mà nguồn nước có nồng độ Cl- tăng cao thì gây khả năng ăn mòn kim loại, giảm tuổi thọ các công trình bê tông khi tiếp xúc với nước. Ion Cl- không gây hại cho sức khỏe của con người nhưng nó lại gây ra vị mặn, gây hại cho cây trồng.

  • Các ion kim loại nặng 

Kim loại nặng là những chất gây độc tính cao cho con người. Kim loại nặng bao gồm các chất như Pb, Hg, Cr, As, Mn,... chúng xuất hiện trong nước thông qua nước thải của các cơ sở sản xuất pin, luyện kim, hóa dầu,...

+> Con người khi uống phải nguồn nước có chì sẽ gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng

+> Thủy ngân là kim loại loại rất độc cho con người, vào những thập niên 60 ô nhiễm thủy ngân tại Nhật Bản đã gây tích lũy trong hải sơn và hơn 1.000 người đã chết do bị nhiễm đọc thủy ngân sau khi bị nhiễm đọc thủy ngân. 

+> Hóa chất Asen là chất độc cho con người, động vật nó có khả năng tích lũy trong cơ thể người nếu uống phải và gây ung thư chỉ trong một thời gian ngắn. 

Các kim loại nặng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước thủy sản, nước sinh hoạt lớn nhất hiện nay. 

Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng

Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng

1.2. Các hợp chất hữu cơ

Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, các phụ gia trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏa của con người.

  • Các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học

Trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học như cacbonhidrat, protein, chất béo,... Những chất hữu cơ này có khả năng gây hại đến nguồn lợi thủy sản, khi chúng phân hủy sẽ làm giảm oxy hào tan trong nước gây chết cho tôm và cá

  • Các hợp chất hữu cơ bền vững

Ngược lại, các hợp chất hữu cơ bền vững lại có độc tính cao, chúng thường có trong các chất thải công nghiệp, nước chảy từ đồng ruộng,... đe dọa đến chất lượng của nguồn nước, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.

  • Các hợp chất dầu mỡ khó tan

Dầu mỡ khó tan cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Bởi lẽ, dầu mỡ có thành phần hóa học phức tạp, khó tan trong nước. Dầu mỡ có nguồn gốc nước thải sinh hoạt hay các hoạt động khai thác dầu thô trên biển. Đây là các hợp chất có độc tính rất cao.

  • Vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải

Nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh, và có thể truyền bệnh cho con người. Các vi sinh vật này là vi khuẩn, virus, động vật đơn bào, giun sán,... chúng vốn không bắt đầu từ nguồn nước mà chúng cần có một vật chủ để sống ký sinh và phát triển. Nếu nước có một số lượng vi sinh vật lớn thì đó là nguồn nước ô nhiễm.

2. Theo hoạt động gây ô nhiễm

2.1. Đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa kéo theo một loạt các hoạt động như:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa, đường xá,….khiến cho vật lý đất bị xáo trộn.

- Tăng lượng chất hóa học thải ra từ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước.

- Nước thải đô thị chưa qua xử lý hoặc xử lý sai cách.

- Phân bón hóa học dùng trong chăm sóc cây trồng khiến cho các sinh vật chứa nhiều nitrat và photphat tăng trưởng. Khi các loại thực vật này chết và phân hủy, vi khuẩn sẽ dùng oxy trong nước khiến nồng độ oxy giảm xuống.

- Rác thải sinh hoạt, công nghiệp xả rác trực tiếp xuống sông ngòi, ao hồ.

2.2. Nạn phá rừng

Khi rừng cây bị chặt phá, đất sẽ không được bảo vệ bởi thảm thực vật và bị xói mòn, tạo phù sa cho vùng hạ lưu và tăng tăng độ đục của nước, thậm chí tăng nguy cơ bệnh tật do . Điều này vi khuẩn, vi rút sử dụng những hạt đất làm phương pháp vận chuyển.

2.3. Xây đập

Nước chảy ra từ đập làm giảm các chất dinh dưỡng lơ lửng do một phần lớn đã bị lắng xuống dưới đáy đập. Ngoài ra, nước từ đập cũng bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, mặn hơn bình thường và gây bất lợi với ngành nông nghiệp và thủy sản ở hạ nguồn.

2.4. Phá hủy vùng đất ngập nước

Vùng đất ngập nước chính là giải pháp làm sạch nước tự nhiên cũng như giảm sự thất thoát nước vào mùa hè, điều tiết nhiệt độ nước vào mùa đông. Khi phá hủy vùng nước này, môi trường sống của nhiều loài chim, cá và bộ lọc tự nhiên để khử các chất ô nhiễm (phốt pho, kim loại nặng) cũng bị phá hủy.

2.5. Hoạt động sản xuất của các làng nghề

Chất thải của các làng ngành sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH của nước, thay đổi màu nước, chất lượng, nhiệt độ nước, tăng nồng độ khoáng, muối và gia tăng các chất gây ô nhiễm trong nước.

2.6. Khai thác mỏ

Quá trình khai thác mỏ có thể làm tăng lượng khoáng chất và muối trong nước, thay đổi tính axit, trung tính hay kiềm của nước, thậm chí làm tăng độ đục của nước.

2.7. Ô nhiễm nước do tai nạn

Các tai nạn như tràn dầu, đắm tàu trên biển, vỡ ống dẫn dầu,… sẽ làm tăng lượng chất độc hóa học trong nước và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước với con người và sinh vật sống

Chắc hẳn bạn chưa biết, có tới 70% cơ thể con người là nước. Con người cần có nguồn nước sạch để phục vụ cho các công việc sinh hoạt. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì chính con người là tác nhân và có thể "NGÀY TẬN THẾ" là có thật. Bởi lẽ, những hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là rất lớn.

Ô nhiễm môi trường nước -Cơ thể con người chiếm 70% là nước

Cơ thể con người chiếm 70% là nước

1. Bị nhiễm kim loại nặng

Asen, phèn, Flo là những kim loại nặng có trong nguồn nước chưa qua xử lý, nếu chẳng may con người uống phải trong một thời gian lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề về thân kinh, sắc tố da, gây các bệnh về đường ruột, tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Một số kết quả ở đại học Harvard cho biết, những trẻ em sinh sống ở khu vực nước bị nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với những trẻ em sống ở khu vực khác. Đối với các dòng nước bị nhiễm chì, sẽ gây ảnh hưởng đến nội tạng của con người.

Một ví dụ điển hình ở ngay tại kênh Tàu Hủ ở TP.Hồ Chí minh về thực trạng ô nhiễm nguồn nước khi mà chỉ cần bước vào nước của con kênh là a đã bị ngứa ngáy và khó chịu dẫn đến các bệnh nấm chân, ghẻ lở,...

2. Nhiễm các hợp chất hữu cơ độc hại

Các chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, nước thải thực phẩm như: Hợp chất hữu cơ của phenol, thuốc trừ sâu, linden, endrin, parathion, sevin, bassa,... có trong nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, gây các bệnh tiêu chảy, ung thư,...

3. Vi khuẩn gây bệnh có trong nước đặc biệt là nước thải

Vi khuẩn có hại tong nước bị ô nhiễm là những tác nhây gây ra các bệnh về đường ruột như bệnh tả, ung thư da, thương hàn, bại liệt, gây chết nếu không cấp cứu kịp thời.

Hiện nay, sự gia tăng tỉ lệ ung thư ngày càng cao, mà một trong những nguyên chính là do ô nhiễm môi trường nước.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với con người

Hình ảnh chim cánh cụt bị ảnh hưởng bởi ô nhiềm nước

Hình ảnh chim cánh cụt bị ảnh hưởng bởi ô nhiềm nước

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật

Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật

XEM NGAY => Cách xử lý nước thải ngành công nghiệp thực phẩm 

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam và thế giới

1. Trên thế giới

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn biến ở mức báo động trên toàn Thế Giới. Tốc độ ô nhiễm nguồn nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển của một nền kinh tế của một Quốc gia. 

Nguồn nước bị ô nhiễm đáng báo động trên Thế Giới

Nguồn nước bị ô nhiễm đáng báo động trên Thế Giới

Theo báo UNEP: Ở giai đoạn từ 1990 - 2010, Hơn 50% các dòng sông ở 3 Châu lục bị ô nhiễm môi trường nước như ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hữu cơ, hoặc nước bị nhiễm mặn cũng tăng. Có khoảng 10 - 25% các dòng sông ở Châu Phi và đến 50% các dòng sông ở Châu Á bị ảnh hưởng bởi nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý trực tiếp ra dòng sông. Tại nhiều Quốc gia sử dụng nước bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục đích tưới tiêu, bơi lội, đe dọa đến sức khỏe của người dân.

Một thống kê khác cho biết: Trung bình mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 3,4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh như dịch tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan,... và ước tính đến khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 134 triệu người ở Châu Á, 164 triệu người Châu Phi có nguy cơ lây nhiễm các bệnh.

Hầu hết nguồn nước ở cả 3 Châu lục hiện đang ô nhiễm hữu cơ ở mức nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, đô thị, nhà máy,.. với nhiều hợp chất hợp chất hữu cơ độc hại, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. 

2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam có khoảng từ 8 - 12% tổng lượng chất thải ra mỗi trường mỗi ngày là các chất thải nhựa, túi nilon gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, trở thành vấn nạn của Quốc gia.

Ở Mũi Né - Phan Thiết có nhiều bãi biển ngập mình trong "biển rác". Trong năm 2018 đã có rất nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài đã từng nhiều lần tự nguyện để thu, dọn rác thải nhưng vẫn không cải thiện. Nhưng nhiều người dân thiếu ý thức ở Tuy Phong vẫn thản nhiên đổ rác, túi nilon ra biển. Chính vì thế, mà bãi biển tại tuy Phong đã bị trải dài hàng cây số toàn là rác bao nhiêu năm nay.

Ô nhiễm môi trường nước -Các bãi biển rác kéo dài trên bản đồ chữ S

Các bãi biển rác kéo dài trên bản đồ chữ S

Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường nước nhưng thực trang ô nhiễm vẫn diễn ra do ý thức kém của người dân. Ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực đô thị, xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề, hay tại các khu vực sông, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước giảm sút trầm trọng ở khu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh; Ô nhiễm các chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước tại khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Ý Thiên, TP. Thái Bình.

Những khu vực khai thác khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng do việc thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngầm xuống nguồn nước; làm thay đổi hệ hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp.

Các hệ thống thoát nước thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cũng chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn, nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung và đổ vào các dòng sông nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nước một cách trầm trọng. 

Nếu tại các khu vực đô thị lớn đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề, thì ở khu vực nông thông lại phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có tới 80% khối lượng rác thải, vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,... khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng làm gia tăng các loại khí độc gây ô nhiễm môi trường như các khu vực: Đông Anh - Hà Nội, Hiệp Hòa - Bắc Giang, Yên Định - Thanh Hóa,... ảnh hưởng đến chất lượng của rau màu, gây nguy hiểm trực tiếp đến người dân.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Để có thể khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay, chúng ta cần phải nâng cao ý thức của người dân, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. 

  • Các xí nghiệp, khu vực sản xuất cần phải thu gom chất thải tập chung, để chôn lấp và xử lý đúng kỹ thuật, tránh ngấm vào nước ngầm.
  • Mỗi một cá nhân, tổ chức cần có ý thức bảo vệ môi trường nước và môi trường sống xung quanh của mình, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải không thể phân hủy được như túi nilon, nhựa,... sử dụng các sản phẩm sinh học hữu cơ để bảo vệ môi trường.
  • Tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm cần sử dụng máy lọc nước, hóa chất trợ lắng chuyên dụng để loại bỏ các kim loại nặng, vi khuẩn, virus,... 
  • Các Ban ngành cần phải thường xuyên đốc thúc, kiểm tra các công ty về tình trạng xử lý nước thải. Những khu vực nông thông cần có các buổi trao đổi với người nông dân về ý thức chăn nuôi, sử dụng các thuốc trừ sâu một cách an toàn.

Ngoài ra, người dân cũng nên trang bị cho gia đình mình hệ thống máy lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc nước loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại, kim loại nặng,... tạo nguồn nước sạch tinh khiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế bằng Hóa chất PAC. Sản phẩm được ứng dụng để tách những tạp chất lơ lửng, chất thải có trong nước, hiệu quả cao trong xử lý nguồn nước nhiễm dầu, mỡ khi dùng phương pháp truyển đổi.

Để giải quyết được ô nhiễm môi trường nước hiệu quả các giải pháp này cần phải được xây dựng và thực hiện từ các cấp độ, từ toàn cầu, toàn Quốc đến từng địa phương. Hy vọng với những thông tin mà LabVIETCHEM chia sẻ vừa rồi về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam và cách khắc phục sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình ô nhiễm nước tại nước ta để cùng chung tay khắc phục, giữ cho nguồn nước thật sạch.

XEM THÊM:

=> Hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản, địa chỉ mua uy tín

=> Phương pháp pha hóa chất xử lý nước thải an toàn và hiệu quả

nguyễn vũ thu ngân

mình hỏi về biện pháp bảo vệ môi trường

Trả lời .  16:06 13/01/2020
NGUYEN THỊ MỸ LINH

mình tìm tiểu luận mẫu về thực trạng, ảnh hưởng và phương pháp sử dụng nước sạch an toàn

Trả lời .  16:41 03/12/2019
Minh

Tìm tài liệu về ô nhiễm môi trường nước

Trả lời .  01:59 17/04/2019
Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951