banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Tác hại của thủy ngân và cách xử lý sự cố cực kỳ hiệu quả

1 Đánh giá
2021-04-20 11:28:45  -   Tài liệu

Chúng ta thường nghe nói thủy ngân rất độc hại cho cơ thể con người. Vậy thủy ngân là gì? tác hại của thủy ngân như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thủy ngân là gì? Những thông tin quan trọng về thủy ngân

Tác hại nguy hiểm của thủy ngân với sức khỏe của con người

Tác hại của thủy ngân với sức khỏe của con người

- Thủy ngân (Hg) là một nguyên tố hóa học có màu bạc, tồn tại ở 3 dạng: nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đây là nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở dạng lỏng ( điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất) và dễ bốc hơi vì vậy con người rất dễ uống hoặc hít phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Thủy ngân không tan trong nước, có nhiệt độ đông đặc thấp (-390 ºC). 

- Thủy ngân có mặt trong các khoáng vật trên toàn thế giới, đa phần ở dạng chu sa.

- Thủy ngân được dùng cho nhiệt kế, áp kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, role thủy ngân, đèn huỳnh quang và nhiều thiết bị khác.

- Con người chủ yếu tiếp xúc với thủy ngân dưới dạng methyl của nó. Chúng ta có thể tìm thấy thủy ngân trong một số loài cá và động vật giáp xác;

- Thủy ngân còn có dạng khác là ethylmercury. Vì không gây hại cho sức khỏe nên ethylmercury được sử dụng làm chất bảo quản trong một số loại vắc-xin.

- Tiếp xúc với thủy ngân dù là lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Các nguồn lây nhiễm thủy ngân

Một số nguồn lây nhiễm thủy ngân có thể kể đến như:

- Hơi thủy ngân sinh ra từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, lò đốt rác hoặc cháy rừng, vỡ nhiệt kế,…

- Methyl thủy ngân (MeHg) có trong nhiều loài cá nước ngọt và nước mặn, đặc biệt là loài cá lớn, nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá vược, cá kiếm,…

- Hợp chất vô cơ: Có trong một số loại thuốc uống, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ, pin hay một số loại thuốc từ thảo dược.

- Thủy ngân phenyl: Có trong các loại sơn sản xuất nhựa mủ, sơn chống thấm, một số loại mỹ phẩm,…

- Thủy ngân đi vào cơ thể khi ăn thực vật nhiễm độc và đồ hải sản.

- Mẹ bị nhiễm thủy ngân sẽ truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. 

Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người

- Khi hít phải, thủy ngân nguyên tố gây độc rất nhanh qua đường hô hấp, sau đó theo máu đến gan, thận, lá lách,... và hệ thần kinh trung ương và gây tổn thương các bộ phận này.

- Ngộ độc thủy ngân nguyên tố gây ra các triệu chứng như nôn, khó thở, ho, chảy máu chân răng,...

- Ở người lớn, thủy ngân nguyên tố sẽ được thải ra qua phân và nước tiểu sau khoảng 60 ngày. Khi hít phải thủy ngân trong một thời gian dài, thủy ngân tích tụ trong cơ thể sẽ bị tích tụ tại não, oxi hóa thành dạng ion, kết hợp với một số chất khác cản trở hoạt động của các enzyme và tế bào, gây tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng và tử vong.

- Thủy ngân vô cơ thường có trong pin, các loại thuốc sát trùng,... Thủy ngân vô cơ độc hơn thủy ngân nguyên tố. Thủy ngân vô cơ gây độc khi nuốt phải. Nó là chất ăn mòn và gây bỏng trực tiếp trên bề mặt niêm mạc. Khi xâm nhập vào máu, thủy ngân vô cơ  gây mất máu, mất nước, suy thận, tích lũy ở thận và não gây tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong. Chỉ 1 - 4g thủy ngân có thể gây tử vong ở người trưởng thành.

- Thủy ngân hữu cơ thường có trong những môi trường bị ô nhiễm, từ đó nhiễm vào các loài động vật sống trong môi trường đó như cá, hải sản... Thủy ngân hữu cơ độc hơn thủy ngân vô cơ. Thủy ngân hữu cơ rất dễ hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua da. Chỉ một lượng khoảng 10 μg thủy ngân hữu cơ đã đủ gây hại cho hệ thần kinh và khả năng sinh sản của người. Nếu nuốt phải trên 10mg thì sẽ gây tử vong ở người trưởng thành.

Thủy ngân có trong những vật dụng rất quen thuộc xung quanh chúng ta vì vậy việc nhiễm độc thủy ngân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy việc trang bị một số kiến thức cơ bản là rất cần thiết.

Làm thế nào để giảm tiếp xúc với thủy ngân?

1. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Thủy ngân được sinh ra từ việc đốt than để tạo năng lượng và nhiệt tại các nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp và bếp lò trong gia đình. Do đó, hạn chế việc đốt than, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch sẽ giảm lượng thủy ngân thải vào môi trường.

2. Dừng việc khai thác thủy ngân

Thủy ngân là chất không thể bị phá hủy nên nó được ứng dụng trong quy trình tái chế cho các mục đích khác. Vì vậy không cần phải khai thác thêm nhiều thủy ngân nữa.

3. Không sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng

Trong khai thác vàng, thủy ngân được dùng với quy mô nhỏ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Các phương pháp khai thác vàng không sử dụng thủy ngân (ngoại trừ xyanua) cần được áp dụng rộng rãi hơn.

4. Loại bỏ, xử lý các sản phẩm chứa thủy ngân không cần thiết

Thủy ngân có thể đươc tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm như Pin, nhiệt kế, áp kế, công tắc điện, role trong thiết bị điện, bóng đèn, một số loại mỹ phẩm, sản phẩm làm trắng da, một số dược phẩm,…Hiện nay, các nhà sản xuất đang cố gắng giảm tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn thủy ngân ra khỏi các sản phẩm.

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

- Dấu hiệu sớm khi mới nhiễm độc thủy ngân: Tê và đau nhói ở môi, ngón tay.

- Khi tiếp xúc với thủy ngân nguyên tố hoặc thủy ngân vô cơ sẽ gây ra ngộ độc cấp.  Còn khi tiếp xúc với thủy ngân hữu cơ sẽ gây ngộ độc mãn tính.

+ Trường hợp cấp tính: Hít phải hơi thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính với biểu hiện ban đầu là ho, khó thở, đau ngực, một số trường hợp có kèm sốt. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có diễn biến nặng như suy hô hấp, phù phổi, thậm chí tử vong. 

+ Trường hợp mạn tính: Nạn nhân có triệu chứng chảy nước miếng, viêm lợi, chân tay run rẩy và rối loạn tâm thần kinh. Với trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện nhanh quên, mất ngủ, chán ăn, ủ rũ hoặc tâm trạng bất thường.

- Khi nuốt thủy ngân vô cơ (đặc biệt là pin): Đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, lớp niêm mạc miệng bị phỏng. Vài ngày sau, nạn nhân có thể bị hoại tử cấp phần ống hoặc suy thận, rối loạn chức năng điện giải, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Triệu chứn thần kinh: Thần kinh suy nhược, rối loạn ngôn ngữ và khả năng vận động, giảm khả năng thính giác, rối loạn thần kinh, run cơ và có thể dẫn đến tử vong.

- Có thể gây sảy thai, trẻ sinh ra bị chậm phát triển, tâm thần, bại não, biến dạng các chi. 

Chẩn đoán ngộ độc thủy ngân

- Để chẩn đoán nạn nhân có ngộ độc thủy ngân, các bác sĩ thường khai thác một số thông tin từ bệnh nhân như:

  • Các triệu chứng cơ thể đang gặp phải.
  • Khẩu phần ăn trong khoảng thời gian gần đây.
  • Môi trường sống và làm việc có ở gần các nhà máy, khu công nghiệp không.

- Sau khi biết được các thông tin trên và có nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm máu và hoặc nước tiểu để đánh giá nồng độ thủy ngân độc trong cơ thể. Tiêu chuẩn đo chính xác nồng độ thủy ngân trong máu hoặc nước tiểu phải đo trong vòng 24 giờ.

- Mẫu nước tiểu 24 giờ là mẫu được thu trong suốt 24 giờ của một người, gộp vào một chai đựng chuyên dụng và chai này luôn phải trữ lạnh cho đến khi thực hiện phân tích. Mẫu máu hoặc nước tiểu lấy phải được lấy càng sớm càng tốt vì sau 3 ngày, nồng độ thuỷ ngân sẽ giảm đi một nửa với nước tiểu và sau 5 ngày với mẫu máu.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như thăm dò chức năng gan thận, chụp X – quang tim phổi, phân tích tế bào máu, khí máu.

Điều trị ngộ độc thủy ngân

- Không ăn các thực phẩm bị nhiễm thủy ngân.

- Thay đổi môi trường sống, làm việc nếu ngộ độc bắt nguồn từ đó.

- Rửa dạ dày. Lưu ý không được sử dụng bicarbonat hay sulfat.

- Sử dụng thuốc chống độc BAL (British anti - lewisite) ống 0,10g tiêm bắp mỗi lần 3mg/kg. Trong hai ngày đầu thực hiện 4 giờ một lần, hai ngày sau là 6 giờ một lần và sau đó sẽ là 12 giờ một lần trong 2 ngày.

- Sử dụng furosemid để chống suy thận cấp, nếu vẫn không có kết quả phải dùng các phương pháp lọc ngoài thận như lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo.

- Với trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân cần được điều trị bằng liệu pháp thải sắt. Các tác nhân thải sắt sẽ kết hợp với kim loại nặng trong máu và nước tiểu để loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có những rủi ro cũng có thể xảy ra nên phương pháp này chỉ được dùng khi bác sỹ chỉ định.

Cách xử lý khi trẻ nuốt phải thủy ngân

Trẻ nuốt phải thủy ngân rất nguy hiểm

Trẻ nuốt phải thủy ngân rất nguy hiểm

Khi trẻ nuốt phải thủy ngân, trước hết người lớn phải hết sức bình tĩnh, không nên tìm mọi cách khiến con nôn ra vì có thể làm thủy ngân tràn vào phổi và tổn thương niêm mạc họng. Như đã nói ở trên, thủy ngân trong nhiệt kế là thủy ngân nguyên tố với lượng rất nhỏ nên sẽ không gây ngộ độc nếu được xử lý đúng cách, vì vậy hãy bình tĩnh và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Tốt nhất, không được cho trẻ dùng nhiệt kế để chơi và khi sử dụng nhiệt kế cho trẻ luôn phải có sự giám sát của người lớn để tránh trường hợp này xảy ra.

Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Hình ảnh nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Hình ảnh nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Nhiệt kế thủy ngân có chứa thủy ngân nguyên tố. Khi nhiệt kế bị vỡ thủy ngân sẽ trào ra và nếu không xử lý đúng cách sẽ nhanh chóng bốc hơi trong không khí và gây ngộ độc khi hít phải hoặc thẩm thấu qua da. VÌ vậy khi cặp nhiêt kế bị vỡ cần:

- Yêu cầu những người khác tránh xa khu vực nhiệt kế bị vỡ, đóng kín cửa phòng để hạn chế thủy ngân phát tán.

- Đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân.

- Dùng chổi và giấy mềm hoặc bông ướt nhanh chóng dọn dẹp lượng thủy ngân bị tràn và cho vào hộp kín, làm sạch nền nhà.

- Mở cửa, bật quạt và thông gió trong nhiều giờ trước khi cho phép mọi người quay lại phòng.

- Sau khi dọn dẹp cần uống nhiều nước để đào thải thủy ngân đã ngấm vào người.

- Nếu có các biểu hiện ngộ độc như nhức đầu, buồn nôn,... cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số kiến thức về thủy ngân cũng như tác hại của thủy ngân với sức khỏe và 2 trường hợp có thể gây ngộ độc thủy ngân thường gặp nhất. Hy vọng các bạn có được thông tin hữu ích khi đọc bài viết.

Nếu quý bạn đọc đang có nhu cầu mua nhiệt kế thủy ngân sử dụng trong phòng thí nghiệm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 0826 020 020 để được tư vấn chọn mua sản phẩm TỐT nhất tại LabVIETCHEM.

Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan:

- Nhiệt kế thủy ngân treo tường

- Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

- Nhiệt kế thủy ngân phòng thí nghiệm

- Nhiệt kế thủy ngân 100 độ

- Cách đọc nhiệt kế thủy ngân

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716