Đối với một kỹ sư cơ khí thì thước panme là dụng cụ rất đỗi quen thuộc, được sử dụng hàng ngày trong công việc. Tuy nhiên, với nhiều người, đây có lẽ vẫn còn là dụng cụ khá xa lạ. Do đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của LabVIETCHEM để biết được cấu tạo, phân loại và cách sử dụng thước Panme như thế nào nhé.
Thước Panme là dụng cụ điển hình trong ngành cơ khí, dùng để đo lường tương đối chính xác với độ chính xác là 0.01mm. Chúng được thiết kế cho từng loại chuyên biệt gồm panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu và được dụng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, nhôm, kính,…với phạm vi đo hẹp, chỉ khoảng 25mm. Hiện nay, Mitutoyo là kiểu thước Panme phổ biến nhất.
Mitutoyo là kiểu thước Panme phổ biến nhất
Giới hạn của thước đo Panme thường là 0 - 25mm, 25 - 50mm, 50 - 75mm, 75 - 100mm, 100 - 125mm, 125 - 150mm…
Giá trị khoảng cách mỗi vạch trên thân thước Panme là 1mm, được xếp 2 bên vạch chuẩn xen kẽ nhau 0.5mm.
- Mỏ đo (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Tay cầm /khung (frame)
Cấu tạo thước Panme
- Trục ren có bước ren 1mm, ống di động (còn gọi là thước phụ) có thang chia vòng được chia thành 100 phần. Loại thước Panme này tuy dễ đọc số đo nhưng thân lớn, nặng, thô nên ngày nay ít được sử dụng.
- Trục ren có bước ren 0.5 mm, thang chia vòng của thước động chia ra 50 phần.
- Panme đo kích thước ngoài
Panme đo kích thước ngoài
- Panme đo kích thước trong
Panme đo kích thước trong
- Panme đo chiều sâu
Panme đo chiều sâu
Tham khảo danh mục sản phẩm THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM
- Kiểm tra bề mặt ngoài thước Panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Trong trường hợp đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
- Kiểm tra xem các bộ phận của thước có di chuyển trơn tru hay không.
- Kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.
- Vệ sinh bề mặt đo của thước
- Kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù bạn có thực hiện quy trình đo chính xác thì kết quả đo cũng sẽ sai.
+ Đối với Panme có giới hạn đo từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0.
+ Đối với Panme có giới hạn đo từ 25-50mm,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.
Nếu điểm 0 không chính xác, ta tiến hành điều chỉnh bằng cách
+ Sử dụng chốt khóa để cố định spin doll.
+ Sử dụng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
+ Kiểm tra xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa, nếu nó vẫn bị lệch thì tiến hành thực hiện lại từ đầu.
Cách đo thước Panme
Bước 1: Sử dụng tay trái cầm thước Panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì tiếp tục vặn núm vặn để đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
Bước 2: Giữ đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước của vật cần đo.
Bước 3: Nếu muốn lấy Panme ra khỏi vị trí đo, ta vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo động trước khi bỏ thước ra khỏi vật đo.
Bước 4: Dựa vào mép Panme động, đọc số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
Bước 5: Căn cứ vào vạch chuẩn trên Panme chính, đọc phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).
Căn cứ vào vị trí mép ống động để xác định kích thước đo. Mép ống động là phần thước chính bên trái mép ống động và nó cũng là “phần nguyên” của thước. Tùy thuộc vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định, lấy số thứ tự vạch đó nhân độ chính xác của Panme sẽ ra giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.
Hướng dẫn cách đọc thước Panme
- Không dùng thước để đo các mặt thô, bẩn, do đó phải vệ sinh sạch thước trước khi đo.
- Không sử dụng thước panme để đo khi vật đang quay.
- Không ép mạnh 2 mỏ đo vào vật đo, không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo nhằm tránh các va chạm có thể làm xây sát hoặc biến dạng mỏ neo.
- Hạn chế việc lấy thước panme ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo mà nên đọc ngay khi thước còn đang kẹp giữ vật, tránh sự thay đổi kết quả có thể xảy ra bởi sự xê dịch.
- Sau khi dùng xong cần phải lau chi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỏ neo siết vật hãm để cố định đầu đo động và đặt Panme đúng vị trí ở trong hộp nhằm tránh gỉ sét, bụi cát, bụi đá mài hoặc phoi kim loại.
Trên đây là những thông tin về thước Panme như cấu tạo, cách sử dụng mà LabVIETCHEM muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích
XEM THÊM:
>>> Rơ le nhiệt có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?
>>> Baume kế là gì? Cách sử dụng và chuyển đổi thang đo baume hiệu quả
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá