banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Tìm hiểu về hiện tượng ngộ độc rượu chứa Methanol

1 Đánh giá
2021-03-30 16:46:07  -   Tài liệu

Methanol thường được dùng trong các ngành công nghiệp thông dụng như sản xuất dầu diesel, làm dung môi hoặc phun sơn. Với giá thành rẻ, rất nhiều cơ sở sản xuất rượu không đảm bảo chất lượng đã dùng nó như phụ gia chưng cất Ethanol gây nên tình trạng ngộ độc khi sử dụng rượu. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng ngộ độc Methanol trong bài viết này nhé!

A/ Định nghĩa Methanol là gì? 

Methanol còn được biết đến với tên gọi rượu mạnh gỗ hay cồn công nghiệp, là một hợp chất hóa học không màu, dễ bay hơi, dễ cháy và có mùi đặc trưng tương tự rượu Ethanol. Methanol được sử dụng rộng rãi trong sản xuất với vai trò là chất chống đông, dung môi và nguyên liệu công nghiệp.

Methanol được dán nhãn độc hại với con người.

Methanol được dán nhãn độc hại với con người.

Methanol tồn tại ở dạng chất lỏng phân cực có tính độc hại cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Loại cồn công nghiệp này gây ra những tác hại không thể hồi phục cho người nhiễm độc như suy thận, suy tim, suy tuần hoàn, tổn thương thị giác, gan và hệ thần kinh trung ương. Nhiễm độc Methanol nặng có thể dẫn đến tử vong.

B/ Tại sao methanol dễ gây ngộ độc?

Rượu uống khi đi vào cơ thể con người sẽ chuyển hóa thành axit citric và được xử lý thông qua gan của con người. Rượu uống là rượu ethylic/ ethanol. Nó được sản xuất từ tinh bột như ngũ cốc, các loại cũ chứa tinh bột,…Trong khi đó, rượu methanol được lên men từ cellulose, có độc tính cao và không được dùng để uống.

Khi đi vào cơ thể, methanol dễ dàng hấp thu qua ruột, da để vào phổi. Sau 30 – 60 phút khi đi vào cơ thể, methanol sẽ đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương. Cơ thể người sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde, sau đó bị oxy hóa thành axit formic – thành phần chính của nọc độc kiến. Đây chính là chất gây ra ngộ độc methanol vì nó tấn công và gây tổn thuong não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, các bộ phận mô mềm khác như thận và gan. Cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa, thậm chí tử vong.

Methanol được chuyển hóa chậm ở gan thành CO2 và có khoảng 3% lượng methanol đưa vào cơ thể được đào thải qua phổi hoặc thận (đào thải qua nước tiểu).

Theo bác sỹ Lương Quốc Chính (Khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội) thì chỉ cần 10ml methanol trộn lẫn vào đồ uống cũng đủ khiến nạn nhân bị mù vĩnh viễn. Với một người trưởng thành, 1ml dung dịch methanol nồng độ 100% cũng khiến nạn nhân bị ngộ độc và 30 ml dung dịch nồng độ 40% methanol có thể gây tử vong.

C/ Những phương pháp sản xuất rượu nào khiến nồng độ methanol cao

- Sử dụng nguyên liệu có lẫn bã dạng gỗ (cenlulose): Đối với các cơ sở cất rượu thủ công dùng loại mật mía không sạch bã, hàm lượng methanol trong rượu sau khi sản xuất ra sẽ cao. Nguyên nhân là do khi lên men chưng cất, bã phân hủy và tạo thành methanol.

- Sản xuất rượu từ cồn ethylic chất lượng kém: Tính trung bình thì cứ một lít cồn (thực phẩm/y tế) có thể dùng để sản xuất ra 3 lít rượu. Tuy nhiên, vì lợi ích cá nhân mà nhiều người dùng loại cồn kém chất lượng có giá rẻ hơn, chứa hàm lượng methanol aldehyt, aceton cao vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy mà rượu sau khi pha chế sẽ chứa nhiều methanol, aldehyt và aceton.

- Người làm rượu vô tình dùng cồn methanol mà không biết: Nhiều người sử dụng cồn khô (chứa methanol) để thêm khi chưng cất nhằm thúc đẩy quá trình tạo ra rượu nhanh hơn, rượu cũng dậy mùi hơn mà không biết cách này sẽ khiến hàm lượng methanol tăng cao trong rượu thành phẩm.

- Do người sản xuất không loại bỏ phần rượu chứa methanol ban đầu: Trong giai đoạn đầu khi chưng cất rượu, các tạp chất methanol, aldehyd, aceton…sẽ bốc ra đầu vì nhiệt độ bốc hơi của nó thấp. Chỉ cần bỏ phần rượu đầu này đi thì rượu sản xuất ra sẽ an toàn nhưng nhiều người lại chọn cách giữ lại.

D/ Triệu chứng nhiễm độc Methanol

Các triệu chứng nhiễm độc Methanol thường xuất hiện sau tối thiểu 30 phút kể từ khi uống, tùy vào nồng độ pha chế và hàm lượng methanol mà bệnh nhân tiếp xúc.

Ngộ độc Methanol thường biểu hiện triệu chứng vào 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tiên kéo dài từ vài giờ sau khi uống rượu đến 30 giờ đầu.

- Sau 30 giờ, nếu không được cấp cứu kịp thời, chất độc sẽ bộc phát và gây ngộ độc cấp tính thể nặng. Do đó, bạn nên lưu ý một số biểu hiện nhiễm độc Methanol để dễ dàng xử lý.

Các triệu chứng ngộ độc Methanol thường dễ bị bỏ qua nếu không lưu ý

Các triệu chứng ngộ độc Methanol thường dễ bị bỏ qua nếu không lưu ý

- Methanol có tác dụng ức chế thần kinh trung ương gây an thần và vô cảm ở mức độ nhẹ. Người nhiễm độc vẫn tỉnh táo nhưng xuất hiện các cơn đau đầu ngắt quãng, chóng mặt, buồn nôn. Có thể bắt gặp các triệu chứng như bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, hôn mê hoặc co giật. Liều lượng Methanol cao có thể gây xuất huyết não dẫn đến tử vong.

- Giai đoạn đầu tiên, người nhiễm độc vẫn có khả năng quan sát bình thường. Sau khoảng 24 giờ, mắt bắt đầu mờ và xuất hiện tình trạng đau mắt, song thị, sợ ánh sáng, ảo thị, giảm hoặt mất thị lực. Tình trạng xấu nhất là mắt giãn đồng tử và phản ứng kém với ánh sáng do ngộ độc Methanol liều cao.

- Hơi thở yếu hoặc ngừng thở đứt quãng. Thở nhanh hoặc sâu nếu tình trạng diễn biến xấu. Nước tiểu có màu đỏ sậm, buồn nôn, tiêu chảy cấp hoặc cứng gáy, căng cơ, vã mồ hôi cũng là những triệu chứng cơ bản của nhiễm độc Methanol.

E/ Cách sơ cứu khi nhiễm độc

Khi xuất hiện triệu chứng nhiễm độc Methanol, bạn cần đảm bảo không gian thông thoáng để tăng lượng oxy hô hấp cho người bệnh. Nên đặt người nhiễm độc ở tư thế nghiêng an toàn, đầu nằm cao hơn so với ngực để hỗ trợ lưu thông và tránh trường hợp sặc ói.

Đối với người nhiễm độc Methanol đã có biểu hiện rõ ràng, cần đưa đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và kịp thời chữa trị.

Nhiễm độc Methanol cần đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Nhiễm độc Methanol cần đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời

Để phòng tránh nhiễm độc Methanol, người tiêu dùng cần hạn chế mua và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm nghiệm bởi các cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rượu tự pha chế và tự ngâm nếu không hiểu rõ về đặc tính và dược lý của vật liệu dùng để ngâm rượu thì không nên sử dụng.

Qua bài viết này, LabVIETCHEM hy vọng các bạn đã biết được các triệu chứng và cách sơ cứu cơ bản khi nhiễm độc Methanol. Hãy là người tiêu dùng thông minh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé!

Tìm kiếm liên quan: Methanol công nghiệp, ứng dụng của Methanol, Methanol và ethanol, tác hại của methanol, methanol dùng để làm gì, methanol có độc không

Xem thêm:

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716